• :
  • :
Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động huyện Sông Hinh "THÂN THIỆN, NGHĨA TÌNH, TẬN TỤY, TRÁCH NHIỆM, KỶ CƯƠNG, KỶ LUẬT" !

VĂN HÓA VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN SÔNG HINH(02/05/2013 12:00 AM)
 

Huyện Sông Hinh được thành lập từ ngày 25/02/1985 trên cơ sở chia tách từ huyện Tây Sơn thành hai huyện Sơn Hòa và Sông Hinh; là một huyện nằm ở phía Tây tỉnh Phú Yên, với diện tích tự nhiên hơn 88.664 ha; gồm 10 xã và 01 thị trấn, với 82 thôn, buôn, khu phố.


 

 

Huyện Sông Hinh có 19 dân tộc sinh sống, với tổng dân số hơn 45.654 người, trong đó đồng bào các dân tộc thiểu số chiếm 45,5% dân số toàn huyện phần lớn là dân tộc Kinh, Êđê, Bana, Tày...
Mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng, tạo nên đời sống văn hóa hết sức phong phú, độc đáo, đặc biệt là di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Về di sản văn hóa vật thể hiện huyện Sông Hinh còn gần 600 bộ cồng chiêng các loại, 11 bộ aráp, đàn Tính của người Tày, đàn Đinh Klút của người ÊĐê, Tù và của người Dao… Di sản văn hóa phi vật thể, Sông Hinh còn gần 100 sử thi, nhiều nhất là của người Ê Đê và trên 30 nghệ nhân hát sử thi. Sử thi Sông Hinh không chỉ nhiều về số lượng, phong phú về chủ đề sáng tạo, mà chất lượng nhiều bản sử thi có giá trị về văn hóa, lịch sử, được các nhà khoa học đánh giá cao như Đam San, Xinh Nhã, Khinh Dú, Am H’Wứ...
Đồng thời, Sông Hinh cũng được xem là vùng đất của lễ hội, với nhiều lễ hội phong phú, độc đáo như: Cúng về nhà mới, cúng Giàng (Trời), cúng rẫy, cúng bến nước, cúng lúa về kho, cúng lễ cưới, trì lễ đâm trâu…. Nền văn hoá đa dạng về hình thức và phong phú về thể loại, hiện còn lưu giữ nhiều nét văn hoá độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc như: Hát Khan, Cồng chiêng – A Ráp, Trống Đôi, Kèn Lá, Đàn Goong, Đàn Tính, Hát Then
Bên cạnh đó trang phục Thổ cẩm của người đồng bào thiểu số cũng là nét đặc trưng được nhiều người yêu thích, bởi nét hoa văn trang trí cầu kỳ và màu sắc tươi đẹp. Đặc biệt với sinh hoạt văn hoá cộng đồng tại các nhà Rông văn hoá ở từng buôn, làng bên ché rượu cần say đắm tình người đã góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá riêng của từng dân tộc anh em trên địa bàn huyện.
PHÁT TRIỂN DU LỊCH SÔNG HINH
Phát huy lợi thế hiện có về thế mạnh du lịch của huyện là du lịch sinh thái tự nhiên gắn với nét văn hóa đặc trưng của đồng bào các dân tộc để phát triển các loại hình và sản phẩm du lịch. Hiện tại trên địa bàn huyện có trên 10 cơ sở ăn uống đáp ứng khoảng 2000 chổ ngồi, chủ yếu là tại Thị trấn Hai riêng và xã EaLy. Một số món ẩm thực của Sông Hinh được ưa chuộng như: Cá Lăng nấu chua, Bò nấu cay mẵn, Bò nướng ống tre, rượu cần, thịt Bò khô nướng, Heo giống bản địa nấu kiểu truyền thống địa phương… Một số điểm vui chơi, giải trí như khu vực bờ hồ Trung Tâm thị trấn Hai Riêng, Hồ thủy điện Sông Hinh, Sông Ba Hạ, các thác tự nhiên…Các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, các mặt hàng lưu niệm được chế tác từ gỗ, nhiều nghệ nhân của Hội Sinh Vật Cảnh huyện đã có những tác phẩm nghệ thuật bằng gỗ lũa, đá cảnh có giá trị đã tham gia các hội chợ triển lãm ở các tỉnh, thành trong cả nước và đạt được nhiều giải thưởng cao.Nhiều nghệ nhân đồng bào dân tộc Êđê; Bana đã giữ gìn được nghề dệt thổ cẩm, các nghề đan lát bằng thủ công rất tinh xảo có tính nghệ thật thuật cao, nghề làm rượu cần truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số.
a. Mục tiêu đến năm 2015:
- Từng bước đầu tư để hình thành về kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỷ thuật phục vụ du lịch. Tạo được các tuyến, điểm du lịch sinh thái tự nhiên như: Hồ Trung Tâm thị trấn Hai Riêng; Đồi Thông; Thác Draităng xã Eatrol; Thác LzoongLbar, Ebnaobnui xã Eabar; Thác H’ly xã Sông hinh và một số điểm du lịch khác trong huyện.
- Chú trọng từng bước nâng cao chất lượng hiệu quả hệ thống các cơ sở lưu trú du lịch, khu vui chơi giải trí và các dịch vụ du lịch tại thị trấn Hai Riêng để đáp ứng phục vụ nhu cầu của khách.
- Xây dựng điểm buôn Lê Diêm trở thành buôn văn hóa du lịch, xây dựng làng nghề truyền thống, phục dựng các lễ hội văn hóa dân gian và đầu tư để xây dựng, tổ chức các hoạt động văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc.
b. Mục tiêu đến năm 2020:
- Tạo được các sản phẩm du lịch độc đáo của Sông Hinh, phấn đấu để du lịch đóng góp một phần vào tỷ trọng phát triển kinh tế chung của huyện nhà.
- Phát triển được các tour du lịch chuyên đề như: Du lịch Văn hóa, Lễ hội, Ẩm thực, Du lịch khám phá, dã ngoại bằng thuyền trên hồ, leo núi, thác…

TBMT1

Tổ chức bộ máy
Bản đồ
Thăm dò ý kiến
Bạn đánh giá chất lượng cung cấp thông tin như thế nào?
Trang Liên Kết
Thống kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 0
Hôm nay : 275
Hôm qua : 1.722
Tháng 04 : 8.801
Năm 2024 : 58.760