• :
  • :
Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động huyện Sông Hinh "THÂN THIỆN, NGHĨA TÌNH, TẬN TỤY, TRÁCH NHIỆM, KỶ CƯƠNG, KỶ LUẬT" !
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Bài học kinh nghiệm từ mô hình lúa Ea Lâm

Từ một xã 7 không, đến nay Ea Lâm- địa phương có đến 90% là người đồng bào DTTS, trở thành xã nhiều có, không chỉ hạ tầng được đầu tư bài bản để tạo động lực phát triển kinh tế mà cái khó nhất để người dân đồng lòng thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước là phương châm “có đoàn kết là có thành công”. Đoàn kết ở đây đã giúp cho người dân từ thế bị động về lương thực sang chủ động về lúa gạo. Khi chủ trương của chính quyền về việc khai hoang đất kém hiệu quả rồi chia đất cho hộ nghèo làm lúa nước đã được nhân dân đồng thuận cùng đoàn kết làm.
Cánh đồng ruộng lúa nước ở buôn Bai vừa hoàn thành vụ thu hoạch Hè thu với năng suất 70 tạ một hecta đã nhân lên niềm vui của nhân dân và cả chính quyền. Nhờ vào cánh đồng lúa nước này mà 2 năm nay từ chỗ thiếu gạo quanh năm, nhiều người dân đã chủ động được lương thực tại chỗ. Ông Ma Văn Đường, buôn Bai, xã Ea Lâm phấn khởi cho biết: Trước đây bà con ở đây rất khổ vì không có ruộng lúa nước. Một số hộ làm lúa rẫy thì bếp bênh và hầu như thất bại vì khô hạn, một số hộ khác tận dụng nước khe trấp nhưng nguồn nước cũng không ổn định nên năng xuất kém, năm nào may mắn thì đủ gạo ăn. Từ khi có cánh đồng này, nước trạm bơm đưa về đều đặn, một năm 02 vụ, không lo khô hạn, thiếu nước. Lúa luôn tươi tốt, năng suất cao, gạo ăn dư dả, bà con không gì vụ bằng. “Nhà nước quan tâm đến đồng bào, làm cho đồng bào rộng lúa nước thì rất là phấn khởi. Có lúa gạo tại chỗ, không còn phải lo đến lúa gạo như trước nữa”- Ông Ma Văn Đường nói.
Từ một xã mà phần đông người dân không chủ động được lương thực, thì nay Ea Lâm là một xã có diện tích lúa nước nhiều không kém so với các xã đặc biệt khó khăn tại huyện. Từ năm ngoái đến nay đã có thêm hàng chục hộ dân có lúa nước để làm nhờ vào chủ trương vận động người dân chia sẻ đất để khai hoang làm ruộng lúa nước. Y Trương, một người dân xã Ea Lâm cho biết: “Bà con đất dư thì chia cho người thân dòng họ mình cùng làm để cùng có ăn. Mình có mà dòng họ mình nghèo thì không được”.
Để người dân đồng thuận thì từ bài học phát huy quy chế dân chủ ở cơ sở gắn với dân vận khéo, Ea Lâm đã khơi dậy được lòng dân, sức dân và tinh thần đoàn kết của dân khi thực hiện chủ trương này. Trưởng Ban Dân vận, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam huyện Sông Hinh Ma Van, chia sẻ: Thực hiện chủ trương của Đảng bộ huyện phát triển ruộng lúa nước trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, chúng tôi chỉ đạo mặt trận cơ sở cùng với chính quyền địa phương bám sát từng hộ dân để tuyên truyền, vận động, tạo sự đồng thuận và lan tỏa tinh thần đoàn kết, chia sẻ giữa các hộ dân. Trước là trong anh em, dòng họ, sau là hàng xóm láng giềng, những hộ nghèo, hộ khó khăn. Và đa mang lại hiệu quả tích cực, điển hình như mô hình Trạm bơm Ea Lâm 1, Ea Lâm 2. Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục phát huy tinh thần này để vận động triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Trưởng Ban Dân vận, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam huyện Sông Hinh Ma Van (bìa phải) động viên người dân Ea Lâm cùng nhau làm lúa nước 02 vụ

Từ khi có ruộng lúa nước, người dân cũng đã hiến hơn 2 hecta để làm đường giao thông nội đồng kênh mương để việc sản xuất, chăn nuôi được thuận lợi hơn, nhờ vậy hộ nghèo đã có lúa ăn quanh năm và đời sống cũng được nâng lên. Và phương châm “khi có đoàn kết, có thành công” đã trở thành bài học kinh nghiệm để huyện Sông Hinh vận dụng vận động nhân dân thực hiện các chủ trương lớn của địa phương./.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tổ chức bộ máy
Bản đồ
Thăm dò ý kiến
Bạn đánh giá chất lượng cung cấp thông tin như thế nào?
Trang Liên Kết
Thống kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 1
Hôm nay : 150
Hôm qua : 232
Tháng 05 : 10.939
Năm 2024 : 76.443