• :
  • :
Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động huyện Sông Hinh "THÂN THIỆN, NGHĨA TÌNH, TẬN TỤY, TRÁCH NHIỆM, KỶ CƯƠNG, KỶ LUẬT" !
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Cảnh báo nguy hiểm mùa mưa vùng miền núi

Vùng miền núi tỉnh huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên có độ dốc lớn tạo ra các dòng nước siết, tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm mỗi khi có mưa lớn. Cùng với đó, nguy cơ sạt lở đất cũng luôn rình rập đòi hỏi cần có sự cảnh giác cao của người dân.

Dù đã nhiều ngày trôi qua nhưng gia đình ông Nay Y Nhớt và người dân xã Ea Trol vẫn chưa hết bàng hoàng, xót xa trước cái chết của người con thứ Ksor Y Dân, 12 tuổi. Vốn là là lối đi quen thuộc, nhưng chỉ chậm chân trong tích tắc khi qua suối, Y Dân đã bị nước cuốn trôi mất tích và phải mất một ngày, một đêm mới tìm được thi thể do lũ quá lớn. Ông Nay Y Nhớt, buôn Ly, xã Ea Trol, nói: Buổi sáng con nó đi hai vợ chồng cũng nhắc con nó rồi, đừng có đi, con nó cứ khăng khăng đòi đi. Con đi tới suối người nhà cũng không biết gì hết, tưởng con đi chơi, hai vợ chống ở nhà nấu cơm nước cho con cháu đi học. Vợ chồng không biết nói gì chỉ biết khóc không biết lo cho con nó”.

Mưa kéo dài những ngày qua đã gây lũ quét ở các dòng suối đầu nguồn, bên cạnh đó, nguy cơ sạt lở đất cũng luôn rình rập. Thực tế đã xảy ra cùng buổi sáng ngày 2/12, tại Km143+650 Quốc lộ 19C Phú Yên đi Đăk Lăk giáp ranh giữa xã Ea Trol và xã Sông Hinh, hàng ngàn mét khối đất đá từ trên sườn núi đã tràn lấp mặt đường. Rất may vụ việc không gây ảnh hưởng đến tính mạng con người nhưng phải mất hơn 2 ngày sau giao thông mới được thông tuyến. Trước tình hình mưa lũ phức tạp, xã Ea Trol đã chỉ đạo rà soát các nơi xung yếu, nguy cơ sạt lở cao để cánh báo. Trao đổi thêm về vấn đề này, ông Lê Trọng Chung, Chủ tịch UBND xã Ea Trol cho hay: “UBND xã đã quán triệt, chỉ đạo đến các thôn buôn nắm bắt tình hình, đặc biệt là những khu sạt lở để tuyên truyền vận động bà con. Qua đó cũng cảnh báo đặc biệt là những chỗ có có nguy cơ sạt cao”.

Huyện Sông Hinh có đặc thù đồi núi, độ dốc lớn, nhiều diện tích đất sản xuất nương rẫy xen kẽ những dòng sông, suối. Đây cũng là khu vực thuộc hạ du của thủy điện Sông Hinh, Sông Ba Hạ. Triển khai công tác phòng chống thiên tai, cùng với việc chuẩn bị cơ sở vật chất với phương châm 4 tại chỗ, địa phương đã nắp đặt còi báo lũ tại các vùng trọng điểm, duy trì hoạt động các đài truyền thanh, cổng thông tin điện tử, nhóm zalo, điện thoại để chuyển tải thông tin mưa bão nhanh nhất có thể. Ông Phạm Văn Hải, Trưởng Phòng NN và PTNT, Phó Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện Sông Hinh nói: “Thường xuyên nắm thông tin Trung tâm dự báo khí tượng quốc gia, rồi ban chỉ huy PCLB của tỉnh để nắm thông tin, từ đó cung cấp cho các thành viên của Ban chỉ huy PCLB của huyện, lãnh đạo UBND các xã và các cơ quan đóng trên địa bàn để có biện pháp khắc phục hoặc xử lý trong các tình huống mưa bão hoặc mưa lớn xảy ra”.

Mùa lũ năm trước, tại địa bàn huyện cũng đã xảy ra 01 trường hợp tử vong khi đi bắt cua cá; tài sản hàng trăm hộ dân vùng hạ du thủy điện cũng đã bị nước lũ nhấn chìm, cuốn trôi. Ngoài nguyên nhân khách quan thì có phần chủ quan của con người. Để phòng tránh, cùng với nỗ lực của chính quyền địa phương, mỗi người dân cần nêu cao cảnh giác, không chủ quan, lơ là, tích cực chủ động các biện pháp đảm bảo an toàn trước diễn biến phức tạp của thời tiết gây ra.


Tác giả: Văn Thùy
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tổ chức bộ máy
Bản đồ
Thăm dò ý kiến
Bạn đánh giá chất lượng cung cấp thông tin như thế nào?
Trang Liên Kết
Thống kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 3
Hôm nay : 68
Hôm qua : 432
Tháng 04 : 14.322
Năm 2024 : 64.281