• :
  • :
Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động huyện Sông Hinh "THÂN THIỆN, NGHĨA TÌNH, TẬN TỤY, TRÁCH NHIỆM, KỶ CƯƠNG, KỶ LUẬT" !
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Dạy học online- Giải pháp tích cực cho sự phát triển

Dạy học trực tuyến kết hợp dạy học linh hoạt được ngành giáo dục thực hiện nhằm phòng, phống Covid-19. Qua 02 tháng, các hình thức dạy học này bước đầu được đón nhận, tuy nhiên cũng đã bộc lộ nhiều khó khăn. Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh diễn biến biến phức tạp, đây được coi là giải pháp tích cực cho sự phát triển, đòi hỏi cần có sự quan tâm của gia đình, cộng đồng, xã hội

Hướng dẫn học sinh DTTS học online

 

Một buổi học trực tuyến lớp 8 trường Tiểu học và THCS Ea Trol tại nhà Y Vũ, buôn Thu, xã Ea Trol. Do hết dung lượng thuê bao di động, hôm nay La O Y Ánh đã sang nhà Y Vũ học nhờ vì không muốn lỡ dở bài học. Được các thầy cô nhiệt tình hướng dẫn, sự tương tác giữa người dạy và người học ngày càng thuần thục. Học sinh, thầy cô hứng khởi với phương thức dạy học mới. Y Ánh cho biết: Học online thú vị và không quá khó, em vẫn hiểu được bài cô giảng”. Còn cô Nguyễn Thị Mai Trâm, giáo viên trường TH&THCS Ea Trol bày tỏ: “Rất là mừng, thông qua dạy trực tuyến này trình độ sử dụng công nghệ thông tin của các em học sinh được nâng lên rất là cao, không chỉ học sinh mà giáo viên cũng được học tập và nâng cao rất là nhiều”.

Nhưng bạn cùng lớp Lê Ô Hờ Ru Tơ thì không may mắn như vậy. Bố mẹ đều không được học hành đầy đủ, dù rất muốn cho con mình được học online để theo kịp cùng bạn bè cùng trường nhưng lực bất tòng tâm. Hoàn cảnh khó khăn, Hờ Ru Tơ đã tự mày mò học theo tài liệu linh hoạt mà các thầy cô đã gửi. Hờ Ru Tơ chia sẻ: “Em cũng muốn học online lắm, như mấy bạn cùng lớp ấy, nhưng biết gia đình mình khó khăn nên em quyết định tự học theo bài thầy cô gửi”. Bà Lê Ô Hờ Dy Sao, phụ huynh em Lê Mô Hờ Ru Tơ  cho hay: Nhà mình đâu có gì đâu, chỉ lo cơm ăn hàng ngày, không có gì hết, điện thoại không có, ti vi không có, máy tính cũng không có, cũng muốn cho con được học online để học tốt hơn nhưng không có tiền”.

Giao bài dạy học linh hoạt cho HS người DTTS

 

Dạy học linh hoạt hay dạy học trực tuyến là phương thức mà trường TH&THCS Ea Trol đã triển khai trong những tuần đầu năm học mới này. Để giúp các em sớm tiếp cận, ngay sau khi có số liệu khảo sát, nhà trường đã tiến hành tập huấn cho giáo viên, phân công thành tổ phụ trách từng thôn buôn; đến từng nhà hướng dẫn phụ huynh và các em học sinh cài đặt sử dụng thiết bị để học tập, cũng như hướng dẫn các nội dung theo chương trình dạy học linh hoạt. Tuy nhiên việc dạy và học của các thầy cô giáo và các em học sinh gặp nhiều khó khăn. Ông Lê Xuân Thiều, Phó Hiệu trưởng trường Tiểu học và THCS Ea Trol cho biết: Mạng internet trong này sử dụng nền tảng sóng 3G, tín hiệu thì cũng thiếu ổn định, đặc biệt là kinh phí để mà duy trì nền tảng mạng 3G này đối với các gia đình các em cũng là một vấn đề trở ngại”. Cô Nguyễn Thị Minh Hiếu, giáo viên trường TH&THCS Ea Trol, cho biết thêm: Quá trình dạy học linh hoạt gặp nhiều khó khăn, thứ nhất là làm cho giáo viên tốn nhiều thời gian để đi đến gặp từng đối tượng học sinh, tiếp theo nữa là phong tục các em theo bố mẹ đi nương rẫy, cho nên nhiều khi đến nhà gặp học sinh phải mất nhiều lần hơn, không ít lần giáo viên phải lặn lội đêm tối mới gặp được các em và gia đình”

Ông Nguyễn Thanh Lam, Trưởng Phòng GD và ĐT huyện Sông Hinh cho biết: Năm học 2021-2022, huyện Sông Hinh có hơn 9 nghìn học sinh từ bậc tiểu học đến trung học cơ sở. Dù đã nhiều cố gắng nhưng đến nay mới chỉ có 11/12 trường với khoảng 60% học sinh THCS học trực tuyến; 9/12 trường học cấp tiểu học với 110/134 lớp dạy học trực tuyến. Nguyên nhân là do các em học sinh không có thiết bị học tập. Số học sinh còn lại được các trường thực hiện theo hình thức dạy học linh hoạt. Gần 50% là học sinh trường DTTS, hầu hết là gia đình khó khăn, cho nên việc dạy trực tuyến cũng như dạy linh hoạt cũng gặp khó khăn. Ngành giáo dục cũng mong sao các em sớm được đến trường, trực tiếp, truyền đạt một cách cụ thể , chi tiết, tạo sự công bằng cho các em”- ông Nguyễn Thanh Lam bày tỏ.

Mong muốn của ngành giáo dục cũng là mong muốn chung của phụ huynh, học sinh. Nhưng để đảm bảo chủ động đối phó lâu dài với các tình huống trong bối cảnh phòng chống Covid-19 dự báo còn diễn biến phức tạp thì rất cần sự chung tay, góp sức của toàn xã hội, giúp các em học sinh có đầy đủ phương tiện thông tin, điều kiện phục vụ học tập, nhất là với vùng miền núi, vùng dân tộc thiểu số. (Văn Thùy)


Tác giả: Ban biên tập
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tổ chức bộ máy
Bản đồ
Thăm dò ý kiến
Bạn đánh giá chất lượng cung cấp thông tin như thế nào?
Trang Liên Kết
Thống kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 1
Hôm nay : 170
Hôm qua : 345
Tháng 04 : 9.324
Năm 2024 : 59.283