• :
  • :
Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động huyện Sông Hinh "THÂN THIỆN, NGHĨA TÌNH, TẬN TỤY, TRÁCH NHIỆM, KỶ CƯƠNG, KỶ LUẬT" !
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Đồng hành cùng nông dân phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập 📷

Xóa đói giảm nghèo là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Thời gian qua, các cấp, các ngành, các hội, đoàn thể từ tỉnh đến xã đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp, nhiều chương trình, qua đó tạo động lực, khích lệ người dân thay đổi tư duy trong sản xuất, phát triển kinh tế, từng bước ổn định cuộc sống. Điển hình như Hội Nông dân xã Ea Lâm, huyện Sông Hinh.
Thăm mô hình nuôi dê của anh Ma Bua, buôn Gao, xã Ea Lâm. Trong gần 2 hecta đất cằn cỗi được rào chắn, 4 năm trước anh thả 04 con dê giống. Nhờ tuân thủ đúng theo kỹ thuật, cùng kinh nghiệm đã học hỏi, đàn dê phát triển tốt, tăng đàn đều đặn, đến nay duy trì ổn định 30 con, trong đó phần lớn là dê cái sinh sản. Không những thế, với giá bán trung bình trên dưới 2 triệu đồng mỗi con dê thương phẩm sau 6 tháng nuôi, số tiền thu được trong năm qua giúp gia đình Ma Bua dư dả trong sinh hoạt, chăm lo con cái học hành. Ma Bua cho biết: Thức ăn của dê tích nhất là các loại lá như lá mít, lá xoan, lá giang… Ngoài ra rau rau muống dưới ao dê cũng rất thích ăn. Một năm dê đẻ 02 lứa, một con mẹ có thể đẻ 1 con hoặc 2 con. “Rất phù hợp tại đây. So với nuôi bò thì thời gian nó dài lắm, phải 1 năm, 2 năm mới được xuất nó. Còn dê từ lúc đẻ tính khoảng 6 tháng, 7 tháng, nếu mình vỗ béo nó nhanh thì càng xuất nhanh. Nay mai đẻ nhiều thì vỗ béo khoảng 1 con 1 lần thì mình xuất 10 con, 2 chục con cho nó có món”- Ma Bua phấn khởi nói. 

Mô hình nuôi dê của Ma Bua bước đầu phát huy hiệu quả. Nhở nguồn thức ăn tự nhiên, dê thịt của Ma Bua luôn được khách hàng đón nhận, được trả giá cao và đến mua bất cứ lúc nào khi Ma Bua muốn bán.

Mô hình của anh Ma Bua nằm trong chương trình Tổ hội nghề nghiệp của Hội nông dân xã Ea Lâm. Cùng với Ma Bua, 04 hộ nông dân khác trên địa bàn cũng có đàn dê đang mang lại hiệu quả.
Ngoài Tổ hội nghề nghiệp chăn nuôi dê, hiện trên địa bàn xã Ea Lâm còn có 6 Chi, Tổ hội nghề nghiệp khác về chăn nuôi bò lai, trồng lúa lai, trồng keo, trồng mía. Mỗi tổ tập hợp từ 6 đến 30 người. Đây là tập hợp những người có điều kiện sản xuất tương đồng. Thông qua Tổ, các thành viên được hỗ trợ vốn vay ưu đãi, được tham gia tập huấn, cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm, được hỗ trợ kết nối với các doanh nghiệp đầu tư, bao tiêu sản phẩm. Ông Ma Gia, Buôn Bai, xã Ea Lâm, huyện Sông Hinh, một thành viên trong Tổ hội nghề nghiệp trồng mía cho biết: Tham gia Tổ nghề nghiệp, các thành viên nhận được nhiều hỗ trợ, điển hình như việc liên kết, đầu tư của nhà máy KCP với người trồng mía tại địa phương. Nhờ chương trình này, tôi đã mạnh dạn nhận đầu tư thêm hơn 1hecta mía mới. Năm trước nhờ mía gia đình đã thu được hơn 30 triệu đồng khi trừ chi phí. Phấn khởi lắm bởi trước đây trồng mì, mì thối, gần như mất trắng.

Sắn là một trong những cây trồng chính của địa phương. Để nâng cao hiệu quả trồng sắn, một số hộ là cán bộ, đảng viên đã đầu tư mô hình sắn phủ bạt ngay tại Ea Lâm, Sắn đang phát triển rất tốt, hứa hẹn cho năng suất 40-45 tấn/ha, cao cấp đôi, gấp ba so với trồng truyền thống của bà con. (Trong ảnh, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Sông Hinh Bá Minh Hiếu và Chủ tịch Hội Nông dân xã Ea Lâm Trương Văn Anh thăm mô hình sắn phủ bạt tại địa phương)
Ông Trương Văn Anh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Ea Lâm cho biết: “Đồng hành phát triển chăn nuôi, trồng trọt với bà con ở đây thì cùng tạo con vật chăn nuôi để bà con có thu nhập ổn định và kết hợp trồng trọt cây mía và cây mì để bà con ổn định cuộc sống. Bước đầu cũng tạo mô hình mới, qua đó để các hộ dân thấy được hiệu quả, thu hút tăng thêm nhiều hộ tham gia vào Tổ, để cùng phát triển”.

Tương tự cây sắn, một số hộ là cán bộ, đảng viên cũng đã đầu tư trồng mía công nghệ tưới nhỏ giọt. Chi phí cho dụng cụ tưới nhỏ giọt từ 10 đến 15 triệu đồng, nhưng mía phát triển rất tốt, hứa hẹn cho năng suất vượt trội tại địa phương. (Trong ảnh, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Sông Hinh Bá Minh Hiếu và Chủ tịch Hội Nông dân xã Ea Lâm Trương Văn Anh thăm mô hình trồng mía công nghệ tưới nhr giọt tại Ea Lâm) 

Là một xã đặc biệt khó khăn, song với nỗ lực chung, những năm gần đây Ea Lâm đã có nhiều tiến bộ rõ rệt. Diện tích lúa nước 02 vụ áp dụng kỹ thuật thâm canh cho năng suất cao đã tăng lên 91 hecta, tăng gấp đôi so với 5 năm trước. Từ chỗ chỉ biết trồng sắn quảng canh thì nay đã chuyển sang trồng mía thâm canh với diện tích lên đến gần 400 hecta. Kết quả đó không những giúp nhiều hộ thoát nghèo, thoát cận nghèo, vươn lên khá giả mà quan trọng hơn là: động lực, sự tự tin bứt phá trong tư duy sản xuất đang lan tỏa đến với cộng đồng  người dân tộc thiểu số Ea Lâm./.

Tác giả: Văn Thùy
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tổ chức bộ máy
Bản đồ
Cây danh mục
Cây danh mục
Thăm dò ý kiến
Bạn đánh giá chất lượng cung cấp thông tin như thế nào?
Trang thành phần
Thống kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 10
Hôm nay : 954
Hôm qua : 1.100
Tháng 09 : 954
Năm 2024 : 150.348