• :
  • :
Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động huyện Sông Hinh "THÂN THIỆN, NGHĨA TÌNH, TẬN TỤY, TRÁCH NHIỆM, KỶ CƯƠNG, KỶ LUẬT" !
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Sông Hinh: 10 năm thực hiện giám sát, phản biện xã hội

Giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội có vai trò rất quan trọng trong việc phát huy dân chủ của Nhân dân, góp phần xây dựng các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Thực hiện công tác giám sát tại xã Đức Bình Đông

Nhận thức sâu sắc điều đó, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Sông Hinh luôn chú trọng, quán triệt, triển khai kịp thời các văn bản, hướng dẫn của tỉnh, Trung ương đến toàn thể cán bộ, đảng viên trong hệ thống Mặt trận, như: Quyết định số 217-QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị khóa XI về ban hành Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội; Thông tri số 28/TTr-MTTW-BTT, ngày 17/4/2014 của Ban thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam ban hành hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội; Hướng dẫn 92a/HD-MTTQ-BTT, ngày 15/5/2014 của Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Phú Yên.
Trên cơ sở đó, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện ban hành Kế hoạch số 08-KH/MT về quán triệt, triển khai thực hiện Quyết định 217 và Quyết định 218, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị khóa XI về giám sát, phản biện xã hội và tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền. Quý IV hằng năm, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện chủ trì hiệp thương với các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp lựa chọn những vấn đề mà Nhân dân quan tâm, bức xúc và xác định các hình thức giám sát phù hợp để xây dựng kế hoạch giám sát, thống nhất với Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cùng cấp về nội dung, lĩnh vực, địa bàn và thời gian thực hiện, báo cáo trình Ban thường vụ Huyện ủy cho chủ trương tổ chức thực hiện. Đồng thời, triển khai hướng dẫn đến các xã, thị trấn thực hiện.

Hội nghị phản biện xã hội  xây dựng Dự án Công viên cây xanh đường Lương Văn Chánh

Qua 10 năm triển khai thực hiện, công tác giám sát, phản biện của MTTQ Việt Nam các cấp huyện Sông Hinh đã chuyển biến và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, cụ thể: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện đã chủ trì tổ chức 18 cuộc giám sát; cấp xã chủ trì tổ chức giám sát 85 cuộc. Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện tổ chức 08 hội nghị phản biện. Ngoài ra, hằng năm, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện cử đại diện tham gia các đoàn giám sát theo đề nghị của Thường trực HĐND huyện, Viện kiểm sát nhân dân huyện. Công tác kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết việc thực hiện được quan tâm, chú trọng thực hiện, hằng năm tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện.
Trưởng Ban dân vận, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Sông Hinh Ma Van nhận xét: Nhìn chung, sau 10 năm thực hiện Quyết định số 217 của Bộ Chính trị, Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội từ huyện đến cơ sở đã tập trung triển khai thực hiện đồng bộ; việc tổ chức học tập, quán triệt, phổ biến và ban hành văn bản để triển khai thực hiện, góp phần nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và Nhân dân trong việc thực hiện Quyết định số 217 của Bộ Chính trị; bước đầu đã phát huy vai trò chủ trì của Mặt trận Tổ quốc, nhất là thể hiện được trách nhiệm của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội chủ trì giám sát, tham gia giám sát việc thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân. Hoạt động giám sát, phản biện xã hội tiếp tục đi vào nề nếp, có trọng tâm; các kiến nghị sau giám sát, phản biện xã hội và ý kiến góp ý được các cơ quan chủ quản, cá nhân cán bộ, đảng viên, nhất là lãnh đạo chủ chốt tiếp thu, chỉnh sửa đúng quy định. Thông qua hoạt động giám sát, phản biện xã hội, chức năng đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên và Nhân dân ngày càng được thể hiện rõ nét, phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần thúc đẩy thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội, tăng cường niềm tin của Nhân dân vào Đảng, Nhà nước. Góp phần giữ vững tình hình an ninh chính tri, trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng, chính quyền cơ sở trong sạch, vững mạnh.
Bên cạnh kết quả đạt được vẫn còn những hạn chế nhất định: Hoạt động giám sát, phản biện xã hội theo Quyết định 217 của Bộ Chính trị là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt của Mặt trận và các đoàn thể chính trị- xã hội các cấp, tuy nhiên các hoạt động giám sát ở cơ sở các tổ chức chính trị - xã hội chưa được quan tâm chú trọng nhiều; các kiến nghị sau giám sát được các cơ quan hữu quan tiếp thu trả lời còn chậm. Nhận thức của một số cấp ủy, đoàn thể về vai trò, vị trí của hoạt động giám sát xã hội; về quyền và trách nhiệm của MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội chưa đầy đủ. Công tác chỉ đạo, hướng dẫn của Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã đối với hoạt động của Ban TTND và Ban GSĐT của cộng đồng có lúc, có nơi chưa quan tâm đúng mức. Kinh phí đảm bảo hoạt động giám sát xã hội cho Ủy ban MTTQ Việt Nam các tổ chức chính trị - xã hội huyện còn thiếu theo định mức. Kinh phí hoạt động của Ban TTND, Ban GSĐT của cộng đồng có địa phương còn chưa đảm bảo theo quy định.
Trưởng Ban dân vận, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Sông Hinh Ma Van cho biết thêm: Để thực hiện công tác giám sát, phản biện xã hội một cách có hiệu quả và đi vào chiều sâu cần có các giải pháp cụ thể sau: Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt Quyết định 217 của Bộ Chính trị; Chỉ thị số 27, ngày 02/2/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Quy định số 99, ngày 03/10/2017 và Quy định số 124, ngày 02/02/2018 của Ban Bí thư. MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát xã hội và tổ chức thực hiện đúng quy trình, trình tự theo Nghị quyết Liên tịch số 403 ngày 15/6/2017 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQVN; Thông tri số 23 ngày 21/7/2017 của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam về hướng dẫn quy trình giám sát và quy trình phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện chủ trì phối hợp Ban Dân vận Huyện ủy và Trung tâm Chính trị huyện tổ chức tập huấn cập nhật kiến thức các văn bản của Trung ương, của Tỉnh, của Huyện và kỹ năng giám sát xã hội cho cán bộ Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện, cấp xã. Thường trực HĐND, UBND huyện, các cơ quan có liên quan đảm bảo kinh phí thực hiện hoạt động giám sát xã hội và kinh phí hoạt động của Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng theo quy định và đưa vào dự toán phân bổ ngân sách hàng năm của MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội./.

 

Văn Hà


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tổ chức bộ máy
Bản đồ
Thăm dò ý kiến
Bạn đánh giá chất lượng cung cấp thông tin như thế nào?
Trang Liên Kết
Thống kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 2
Hôm nay : 14
Hôm qua : 500
Tháng 05 : 9.778
Năm 2024 : 75.282