• :
  • :
Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động huyện Sông Hinh "THÂN THIỆN, NGHĨA TÌNH, TẬN TỤY, TRÁCH NHIỆM, KỶ CƯƠNG, KỶ LUẬT" !
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

GIAI ĐAP TINH HUỐNG PHÁP LUẬT VÊ DÂN SỰ NĂM 2015

 

GIẢI ĐÁP TÌNH HUỐNG PHÁP LUẬT THEO QUY ĐỊNH

CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015:

 

1. Các Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được bộ luật dân sự năm 2015 quy định như thế nào?

    Trả lời:

Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được Bộ luật dân sự năm 2015 quy định như sau:

- Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.

- Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

- Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.

- Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định.

2. Bà Nguyễn Thị H là công nhân của Công ty vận tải biển A có trụ sở tại Hải dương nhưng có hộ khẩu thường trú tại phường N quận H thành phố Hải Phòng. Hàng năm chi H phải làm việc trên tầu khoảng 10 tháng. Vậy nơi cư trú của chị H được xác định là nơi chị H có hộ khẩu thường trú hay là nơi có trụ sở của của Công ty vận tải biển A?

TL:

 Theo quy định tại Điều 45 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định nơi cư trú của người làm nghề lưu động trên tầu, thuyền, phương tiện hành nghề lưu động khác là nơi đăng ký tầu, thuyền, phương tiện đó, nếu họ không có nơi cư trú theo quy định tại khoản 1 Điều 40 của Bộ luật này.

Như vậy, khi Bà Nguyễn Thị H là công nhân của Công ty vận tải biển A mặc dù có hộ khẩu thường trú tại phường N quận H thành phố Hải phòng, nhưng hàng năm chi H làm việc trên tàu khoảng 10 tháng thì nơi cư trú của H không được xác định là nơi Bà H có hộ khẩu thường trú hay nơi nơi có trụ sở của ty vận tải biển A  mà là nơi đăng ký tàu mà trên đó bà  làm việc.

 

     3. Theo quy định, một người chỉ có thể được một người giám hộ. Nhưng ông B và bà A cho rằng cả hai ông bà đều là người giám hộ cho con là C chưa thành niên. Vậy theo quy định của pháp luật hiện hành, ý kiến của ông B và bà A có được coi là đúng với quy định của pháp luật hiện hành hay không?

TL:

Theo quy định tại khoản 4 Điều 58 Bộ luật dân sự thì một người có thể giám hộ cho nhiều người, nhưng một người chỉ có thể được một người giám hộ, trừ trường hợp người giám hộ là cha, mẹ hoặc ông, bà theo quy định tại khoản 2 Điều 61 hoặc khoản 3 Điều 62 của Bộ luật này.

Khoản 2 Điều 61 Bộ luật dân sự quy định trong trường hợp không có anh ruột, chị ruột hoặc anh ruột, chị ruột không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ; nếu không có ai trong số những người thân thích này có đủ điều kiện làm người giám hộ thì bác, chú, cậu, cô, dì là người giám hộ.

Khoản 3 Điều 62 Bộ luật dân sự quy định trong trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ.

Như vậy, về nguyên tắc một người chỉ có thể được một người giám hộ. Tuy nhiên đối với trường hợp người giám hộ là cha, mẹ hoặc ông, bà theo quy định tại khoản 2 Điều 61 hoặc khoản 3 Điều 62 của Bộ luật dân sự nêu trên thì một người vẫn có thể được nhiều người giám hộ. Trường hợp của ông B và bà A lại không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 61 hoặc khoản 3 Điều 62 của Bộ luật này nên việc ông B và bà A cho rằng cả hai ông bà đều là người giám hộ cho con là C chưa thành niên là không có căn cứ pháp luật.

 

4.  Hỏi ai là người có quyền cử người giám sát việc giám hộ cho ông A trong trường hợp ông A bị mất năng lực hành vi dân sự, có vợ, không có con nhưng còn bố mẹ?

Khoản 1 Điều 59 Bộ luật dân sự quy định người thân thích của người được giám hộ có trách nhiệm cử người đại diện làm giám sát việc giám hộ để theo dõi, đôn đốc, kiểm tra người giám hộ trong việc thực hiện giám hộ, xem xét, giải quyết kịp thời những đề nghị, khiếu nại của người giám hộ liên quan đến việc giám hộ.

Người thân thích giám sát việc giám hộ phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Người thân thích của người được giám hộ là vợ, chồng, cha, mẹ, con của người được giám hộ; nếu không có ai trong số những người thân thích này thì người thân thích của người được giám hộ là ông, bà, anh ruột, chị ruột, em ruột của người được giám hộ; nếu cũng không có ai trong số những người thân thích này thì người thân thích của người được giám hộ là bác, chú, cậu, cô, dì của người được giám hộ.

Đối chiếu với quy định nêu trên thì trong trường hợp ông A bị mất năng lực hành vi dân sự đã có vợ, không có con, nhưng còn bố mẹ thì vợ và bố mẹ của ông A được cử người đại diện làm giám sát việc giám hộ.

 5. Hỏi thế nào là quyền đối với bất động sản liền kề?  Do ảnh hưởng đợt mưa lớn vừa qua, nhà ông C bị lụt do lối thoát nước dẫn từ nhà ông B hàng xóm bị tắc, phải khơi thông. Trường hợp này ông B có được khơi thông đường thoát nước để thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề của mình hay không?

TL:

  Theo Điều 245 Bộ luật dân sự, quyền đối với bất động sản liền kề là quyền được thực hiện trên một bất động sản (gọi là bất động sản chịu hưởng quyền) nhằm phục vụ cho việc khai thác một bất động sản khác thuộc quyền sở hữu của người khác (gọi là bất động sản hưởng quyền). Trong trường hợp này, do gia đình ông A và ông B có đường thoát nước chung nằm trên đất nhà ông B nên ông C có quyền khơi thông dòng chảy này để phục vụ cho việc sinh hoạt của gia đình.

6. Hộ Gia đình chị A quyết định mua lại diện tích nhà ở của anh H. Trong hợp đồng mua nhà, chị A đề nghị anh H bổ sung điều khoản về chuyển giao quyền sử dụng lối đi chung với gia đình ông M. Xin hỏi đề nghị của G trong trường hợp này có thỏa đáng không? Pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này?

Theo quy định tại Điều 246 Bộ luật dân sự, quyền đối với bất động sản liền kề được xác lập do địa thế tự nhiên, theo quy định của luật, theo thoả thuận hoặc theo di chúc. Như vậy, giữa gia đình anh H và gia đình ông M đã thỏa thuận về quyền sử dụng lối đi chung giữa hai nhà. Khi chuyển giao bất động sản theo hợp đồng mua bán nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất giữa chị A và anh H, việc chị A đề nghị bổ sung điều khoản về chuyển gia quyền sử dụng lối đi chung chung là phù hợp với quy định của pháp luật dân sự. Điều 247 Bộ luật dân sự đã quy định về hiệu lực của quyền đối với bất động sản liền kề như sau: 

Quyền đối với bất động sản liền kề có hiệu lực đối với mọi cá nhân, pháp nhân và được chuyển giao khi bất động sản được chuyển giao, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

7. Quyền đối với bất động sản liền kề được thực hiện trên cơ sở những nguyên tắc cụ thể nào?

Theo Điều 248 Bộ luật dân sự năm 2015, việc thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề được thực hiệnTrường hợp các bên không có thỏa thuận thì thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:

- Bảo đảm nhu cầu hợp lý của việc khai thác bất động sản hưởng quyền phù hợp với mục đích sử dụng của cả bất động sản hưởng quyền và bất động sản chịu hưởng quyền; 

- Không được lạm dụng quyền đối với bất động sản chịu hưởng quyền;

- Không được thực hiện hành vi ngăn cản hoặc làm cho việc thực hiện quyền đối với bất động sản hưởng quyền trở nên khó khăn.

8. Quá trình sử dụng đường ống cấp nước đã lâu ngày gây rò rỉ, vừa qua gia đình ông H đã phải làm lại đường ống dẫn nước đi qua nhà bà C hàng xóm, khiến nhà bà C phải làm lại đường thoát nước của gia đình. Khi phải sửa lại đường thoát nước, bà V không đồng ý và cho rằng ông H không được phép tự ý làm lại đường ống dẫn nước qua nhà mình. Pháp luật quy định về vấn đề này như thế nào?

Theo Điều 249 Bộ luật dân sự về việc thay đổi việc thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề,trường hợp có sự thay đổi về sử dụng, khai thác bất động sản chịu hưởng quyền dẫn đến thay đổi việc thực hiện quyền đối với bất động sản hưởng quyền thì chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền phải thông báo trước cho chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền trong một thời hạn hợp lý. Chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền phải tạo điều kiện thuận lợi cho chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền phù hợp với thay đổi này.Trong tình huống này, gia đình ông H không thông báo trước cho gia đình bà V là sai. Tuy nhiên, trách nhiệm của gia đình bà C là vẫn phải tạo điều kiện cho gia đình ông K vì đây là quyền của gia đình ông trên bất động sản liền kề.

9. Trong quá trình xây dựng nhà, anh A đã để đường dẫn nước của nhà mình chảy xuống mảnh vườn phía sau nhà ông B, mỗi khi mưa lớn đều gây ngập cục bộ diện tích vườn này. Ông B đã nhiều lần đề nghị anh A sửa lại đường dẫn nước nhưng anh A không chấp nhận vì cho rằng để đường ống nước mưa chảy xuống vườn là hợp lý, gây căng thẳng giữa hai gia đình. Xin hỏi trường hợp này pháp luật quy định ra sao?

Theo Điều 250 Bộ luật dân sự quy định về nghĩa vụ của chủ sở hữu trong việc thoát nước mưa như sau:

Chủ sở hữu nhà, công trình xây dựng khác phải lắp đặt đường dẫn nước sao cho nước mưa từ mái nhà, công trình xây dựng của mình không được chảy xuống bất động sản của chủ sở hữu bất động sản liền kề.

Đối chiếu với quy định trên, anh A phải làm lại đường ống dẫn nước của gia đình mình, đảm bảo quyền hợp pháp của gia đình ông B.

10. Qua quá trình sử dụng thì nước thải sinh hoạt của gia đình bà A lâu nay mỗi khi mưa lớn đều bị chảy tràn ra ngõ đi của xóm. Nhiều ý kiến phàn nàn, phản ảnh nhưng bà A cho rằng nước thải của gia đình chỉ tràn khi mưa lớn thì không đáng kể, không cần thiết phải sửa chữa. Việc làm của gia đình bà A có vi phạm pháp luật hay không?

Việc để nước thải tràn ra đường công cộng của gia đình bà A đã vi phạm quy định của Bộ luật dân sự tại Điều 251 về nghĩa vụ của chủ sở hữu trong việc thoát nước thải như sau:

Chủ sở hữu nhà, công trình xây dựng khác phải làm cống ngầm hoặc rãnh thoát nước để đưa nước thải ra nơi quy định, sao cho nước thải không chảy tràn sang bất động sản của chủ sở hữu bất động sản liền kề, ra đường công cộng hoặc nơi sinh hoạt công cộng.

11. Ông A có một ngôi nhà ở trong cùng của ngõ. Khi xây dựng nhà mới, gia đình Ông A buộc phải làm đường thoát nước qua diện tích đất của nhà ông A nhưng ông A kịch liệt phản đối vì cho rằng như thế sẽ làm ô uế đất nhà ông. Việc làm của ông A có phù hợp với quy định của pháp luật hay không?

Đối chiếu với quy định của Bộ luật Dân sự tại Điều 252 cho thấy việc làm của gia đình ông A là không phù hợp với quy định của pháp luật, gia đình Ông A hoàn toàn có quyền yêu cầu nhà ông S phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc làm lối thoát nước. Điều 252 quy định như sau:

Trường hợp do vị trí tự nhiên của bất động sản mà việc cấp, thoát nước buộc phải qua một bất động sản khác thì chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua phải dành một lối cấp, thoát nước thích hợp, không được cản trở hoặc ngăn chặn dòng nước chảy.

Người sử dụng lối cấp, thoát nước phải hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua khi lắp đặt đường dẫn nước; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường. Trường hợp nước tự nhiên chảy từ vị trí cao xuống vị trí thấp mà gây thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua thì người sử dụng lối cấp, thoát nước không phải bồi thường thiệt hại.

11. Quyền về tưới nước, tiêu nước trong canh tác được pháp luật dân sự quy định như thế nào? TL:

Theo Điều 253 Bộ luật dân sự đã quy định về quyền tưới nước, tiêu nước trong canh tác như sau:

Người có quyền sử dụng đất canh tác khi có nhu cầu về tưới nước, tiêu nước, có quyền yêu cầu những người sử dụng đất xung quanh để cho mình một lối dẫn nước thích hợp, thuận tiện cho việc tưới, tiêu; người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó; nếu người sử dụng lối dẫn nước gây thiệt hại cho người sử dụng đất xung quanh thì phải bồi thường.

13. Bảy hộ gia đình của các nhà anh E, chị C, ông A và bà N, Anh H, Bà T và chị M cùng chung một con ngõ đi vào. Vừa qua, gia đình ông A ở giữa xây nhà nên đã bịt mất lối đi chung. Khi các gia đình xung quanh có ý kiến ông I cho rằng nhà ông xây trên diện tích đã được cấp sổ đỏ, không xâm phạm, lấn chiếm, các gia đình không có lối đi thì phải tự mở đường... Ý kiến của ông I trong trường hợp này là đúng hay sai? Pháp luật quy định về vấn đề này như thế nào?

Theo Điều 254 Bộ luật dân sự đã quy định về quyền về lối đi qua. Theo đó, chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.

Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thoả thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.

Căn cứ vào quy định ở trên, việc gia đình ông A bịt lối đi chung là vi phạm các quy định của pháp luật dân sự, đánh mất tình làng nghĩa xóm. Các gia đình xung quanh bị ảnh hưởng bởi lối đi chung có quyền yêu cầu ông I bố trí lối đi thích hợp theo quy định của pháp luật.

14. Gia đình ông A vừa gửi đơn lên UBND phường Y đề nghị can thiệp xử lý việc gia đình Chi B hàng xóm ngăn cản, không cho gia đình chị chạy đường dây điện qua nhà với lý do không đảm bảo an toàn. Xin hỏi về việc mắc đường dây tải điện, thông tin liên lạc qua bất động sản khác được pháp luật quy định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 255 Bộ luật dân sự, chủ sở hữu bất động sản có quyền mắc đường dây tải điện, thông tin liên lạc qua bất động sản của các chủ sở hữu khác một cách hợp lý, nhưng phải bảo đảm an toàn và thuận tiện cho các chủ sở hữu đó; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường. Căn cứ quy định trên, yêu cầu của gia đình Ông A là hoàn toàn chính đáng và phù hợp với pháp luật. Để thực hiện được, Ông A phải đảm bảo sự an toàn về đường dây điện cho gia đình anh S trong quá trình sử dụng.

15. Việc chấm dứt quyền đối với bất động sản liền kề được thực hiện trong các trường hợp cụ thể nào?

Theo quy định tại Điều 256 Bộ luật dân sự, quyền đối với bất động sản liền kề chấm dứt trong trường hợp sau đây:

- Bất động sản hưởng quyền và bất động sản chịu hưởng quyền thuộc quyền sở hữu của một người;

- Việc sử dụng, khai thác bất động sản không còn làm phát sinh nhu cầu hưởng quyền;

- Theo thỏa thuận của các bên;

- Trường hợp khác theo quy định của luật.

16. Theo quy định của pháp luật, hợp đồng về quyền sử dụng đất là gì?

Theo quy định tại Điều 500 Bộ luật dân sự, hợp đồng về quyền sử dụng đất là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó người sử dụng đất chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất hoặc thực hiện quyền khác theo quy định của Luật đất đai cho bên kia; bên kia thực hiện quyền, nghĩa vụ theo hợp đồng với người sử dụng đất.

17. Hợp đồng về quyền sử dụng đất được pháp luật quy định bao gồm những nội dung cụ thể nào?

TL:

Theo quy định tại Điều 251 Bộ luật dân sự quy định nội dung của hợp đồng về quyền sử dụng đất bao gồm:

- Quy định chung về hợp đồng và nội dung của hợp đồng thông dụng có liên quan trong Bộ luật này cũng được áp dụng với hợp đồng về quyền sử dụng đất, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

- Nội dung của hợp đồng về quyền sử dụng đất không được trái với quy định về mục đích sử dụng, thời hạn sử dụng đất, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan.

18. Việc giao kết bằng miệng thỏa thuận về chuyển quyền sử dụng đất có được coi là hợp đồng về quyền sử dụng đất hay không? Hình thức, thủ tục thực hiện hợp đồng này như thế nào?

Việc giao kết thỏa thuận chuyển quyền sử dụng đất bằng miệng không thể được coi là hợp đồng về quyền sử dụng đất vì theo quy định tại Điều 252 Bộ luật dân sự, hợp đồng về quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản theo hình thức phù hợp với quy định của Bộ luật dân sự, pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Việc thực hiện hợp đồng về quyền sử dụng đất phải đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan.

19. Hiệu lực của việc chuyển quyền sử dụng đất được pháp luật quy định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 253 Bộ luật dân sư, việc chuyển quyền sử dụng đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký theo quy định của Luật đất đai.

          20. Hộ gia đình anh Nguyễn Văn A đã sinh sống nhiều đời tại nhà của mình ở thôn X, Xã M, Huyện Thanh Chương, Nghệ An. Ngày 11 tháng 7 năm 2014, Ủy ban nhân dân huyện Thanh Chương ra quyết định thu hồi một phần khu đất của gia đình anh A cùng với một số hộ dân lân cận để làm đường cao tốc Bắc – Nam. Hộ gia đình anh A và hàng xóm khá bất ngờ với quyết định của Ủy ban nhân dân huyện. Các hộ dân cam kết sẽ chấp hành chủ trương, chính sách và pháp luật của nhà nước, song họ cũng băn khoăn liệu mình có được bồi thường khi bị huyện thu hồi đất không và nếu có thì theo quy định ở văn bản nào?

          TL:

          Theo quy định tại Khoản 2, Điều 2 của Nghị định 47/2014/ND-CP, các trường hợp người sử dụng đất quy định tại ĐIều 5 của Luật Đất đai bị thu hồi đất thì sẽ được bồi thường. Điều 5, Luật Đất đai quy định các đối tượng sau:

          “Điều 5. Người sử dụng đất

Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này, bao gồm:

1. Tổ chức trong nước gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức sự nghiệp công lập và tổ chức khác theo quy định của pháp luật về dân sự (sau đây gọi chung là tổ chức);

2. Hộ gia đình, cá nhân trong nước (sau đây gọi chung là hộ gia đình, cá nhân);

3. Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ;

4. Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo;

5. Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ;

6. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch;

7. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo quy định của pháp luật về đầu tư.”

          Chính vì vậy, hộ gia đình anh Nguyễn Văn A được bồi thường khi nhà nước thu hồi đất theo quy định của Nghị định 47/2014 của Chính phủ.

 


Tác giả: lê Văn Tư
Nguồn:Ban bien tập Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 4 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tổ chức bộ máy
Bản đồ
Thăm dò ý kiến
Bạn đánh giá chất lượng cung cấp thông tin như thế nào?
Trang Liên Kết
Thống kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 0
Hôm nay : 11
Hôm qua : 336
Tháng 03 : 21.112
Năm 2024 : 49.241