• :
  • :
Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động huyện Sông Hinh "THÂN THIỆN, NGHĨA TÌNH, TẬN TỤY, TRÁCH NHIỆM, KỶ CƯƠNG, KỶ LUẬT" !
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Chiến sỹ Điện Biên Lê Văn Biểu dùng thân mình nối mạch thông tin

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), sáng ngày 4/5, đồng chí Cao Thị Hòa An, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đã đến thăm cựu chiến binh Lê Văn Biểu, khu phố 4, thị trấn Hai Riêng, là chiến sỹ đã trực tiếp tham gia kháng chiến, góp phần dành chiến thắng trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Tham gia cùng đoàn có đồng chí Nay Y Blung, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Sông Hinh; đồng chí Nguyễn Chí Hiền, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện.
Chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954, mà đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng đã kết thúc vẻ vang cuộc trường kỳ kháng chiến của dân tộc ta chống thực dân Pháp và can thiệp của Mỹ. Với chiến thắng Điện Biên Phủ, ta đã buộc chính phủ Pháp phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ (7/1954), thừa nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, cũng như của Lào và Cam-pu-chia, mở đầu cho sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ và đánh dấu bước phát triển mới trong cuộc đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội của nhân dân thế giới.
Hòa chung niềm hân hoan kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, Phóng viên chương trình đã có buổi gặp gỡ với chiến sỹ điện biên Lê Văn Biểu, khu phố 4, thị trấn Hai Riêng- Đây là trường hợp duy nhất trực tiếp tham gia chiến dịch điện biên đang sinh sống trên địa bàn huyện.
Chiến sỹ Lê Văn Biểu, sinh năm 1927 tại Nam Định. Năm nay đã sang tuổi 97, dù hơi nặng tai nhưng da dẻ hồng hào, tinh thần minh mẫn. Chiến sỹ Lê Văn Biểu kể: Năm 18 tuổi, theo tiếng gọi của Tổ quốc, ông cùng bạn bè thanh niên trong xóm cùng tình nguyện tham gia đội Thanh niên cứu quốc, tích cực với các phong trào đánh Pháp. Phát huy tinh thần đó, ông được tuyển vào đội du kích xã, rồi lên du kích huyện.
Đến năm 1950 ông vinh dự được đứng vào hàng ngũ Quân đội Nhân dân Việt Nam tại một đơn vị pháo binh. Sau 3 tháng tân binh, nhiệm vụ đầu tiên là cùng Trung đoàn sang Trung Quốc chuyển 05 bộ pháo 105mm về chiến đấu. Ông cùng đồng đội suốt đêm ngày vào rừng chặt tre, nứa, gỗ xếp chồng lên nhau để làm phà đưa pháo xuôi sông về dơn vị.
Chiến công đầu tiên là ông cùng Trung đoàn tham gia đánh tan địch tại Hòa Bình, Sơn La, sau đó tiếp tục cùng đơn vị chiến đấu tại chiến dịch Điện Biên Phủ.
Tại đây ông được Trung đoàn cử làm thông tin liên lạc. Nhiệm vụ đảm bảo thông tin từ Trung đoàn đến Tiểu đoàn, đôi khi đến từng Trung đội một.
Quá trình chiến đấu tại chiến dịch Điện Biên Phủ, giặc bắn phá ác liệt làm đường dây liên lạc liên tục bị đứt đoạn. Có lần trong lúc khẩn cấp, ông dùng người, giang 2 tay, đấu trực tiếp hai đầu dây để thông tuyến đảm bảo cho liên lạc lúc cam co. Chiến sỹ Lê Văn Biểu kể: “Nhớ nhất lỷ niệm ở Điện Biên. Lúc bấy giờ pháo nổ ác liệt do địch bắn. Tí chết. Đứt hết các đường dây, làm thế nào để nối đảm bảo thông tin liên lạc, không có mình cũng chết. Cho nên phải đi tìm từng đoạn dây một để nối vào, nối được 1 đường dây, nhưng có 02 đường song song, dây nằm dưới đất chứ không phải treo lên trên. Làm được 01 đường dây, còn 01 đường nữa mất một quãng dài (bằng sải tay), làm thế nào để nối 02 đầu dây vào nhau. Lúc đó giặc bắn phá ác liệt, tìm mãi vẫn còn thiếu, lúc bấy giờ phải cắn bằng mồm, sau đó giang 02 tay dí vào 02 đầu dây để nối lại, đảm bảo thông tuyến, lúc máy quay bị điện giật buựt buựt, mình phải cố chịu”.
 

Cựu chiến binh Lê Văn Biểu kể chuyện dùng 02 tay chạm trực tiếp vào đường dây thông tin để thông tuyến

Theo cựu binh Lê Văn Biểu, nhiệm vụ chính là lính thông tin, công việc bám sát đường dây đảm bảo liên lạc ngày đêm. Hàng ngày ông lấy ống tre đựng nước đeo hông, cơm ép lại bó vào ống chân lên đường làm nhiệm vụ. Mỗi rừng, cơm vắt dưới làn đạn liên tục không ngớt. Gian khổ, hiểm nguy ngưng ông và đồng đội không hề nao núng bởi một tinh thần dân tộc. Cựu binh Lê Văn Biểu nói: “Lúc bấy giờ tinh thần rất cao. Nói đến xung phong diệt địch, ai cũng giơ tay. Sẵn sàng cầm bom ba càng lao vào xe tăng và hy sinh. Mỗi khi nói ai sung phong cầm bom ba càng, giơ tay hết. Tinh thần lúc bấy giờ cao lắm. Tại sao lại có tinh thần như thế, nghĩ lại bố mẹ mình lúc mất nước thì khổ lắm, ăn đói, mặc rét, quần áo không có mà mặc. Mất nước thì không còn gì cả”.

Cựu chiến binh Lê Văn Biểu kể tinh thần ôm bom ba càng sẵn lao vào diệt xe tăng 

56 ngày đêm chiến đấu kiên cường, dũng cảm, sáng tạo, ông Lê Văn Biểu và đơn vị đã góp phần cùng toàn quân, toàn Nhân dân Việt Nam làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ "lẫy lừng năm châu, chấn động địa cầu". Toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ "bất khả chiến bại" đã bị quân và dân ta xóa sổ hoàn toàn. Sau chiến dịch cá nhân ông được tặng Huân chương kháng chiến Hạng 1.
Năm 1957 xuất ngũ và tham gia công trường xây dựng Nhà máy Gang thép Thái Nguyên. Năm 2000 cùng gia đình chuyển vào Khu phố 4, thị trấn Hai Riêng, huyện Sông Hinh Phú Yên sinh sống.
Cuộc sống về già, ông vẫn giữa phẩm chất người chiến sỹ Điện Biên, giản dị, hòa nhã, vui vẻ; luôn giữ vững niềm tin cách mạng, với Đảng, với Bác. Là tấm gương sáng cho con cháu noi theo./.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tổ chức bộ máy
Bản đồ
Thăm dò ý kiến
Bạn đánh giá chất lượng cung cấp thông tin như thế nào?
Trang Liên Kết
Thống kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 4
Hôm nay : 1.782
Hôm qua : 1.755
Tháng 05 : 16.246
Năm 2024 : 81.750