• :
  • :
Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động huyện Sông Hinh "THÂN THIỆN, NGHĨA TÌNH, TẬN TỤY, TRÁCH NHIỆM, KỶ CƯƠNG, KỶ LUẬT" !
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Điểm sáng trong sản xuất nông nghiệp qua nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội IX Đảng bộ huyện📷

“Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp trên 1 đơn vị diện tích đất”- Đây là 1 trong 4 nhiệm vụ đột phá của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Sông Hinh đề ra trong nhiệm kỳ 2020-2025. Qua nửa nhiệm kỳ, chủ trương trên đã tạo chuyển biến tích cực trong sản xuất nông nghiệp tại địa phương.
Nằm trên triền đồi thoai thoải dốc, vườn mắc ca của hộ ông Đào Duy Sức, thôn Tân Sơn, xã Ea Ly thẳng đều, tươi tốt. Dưới lớp lá xum xuê là chi chít những chùm quả xanh to chừng bằng quả ổi sẻ mọc hoang bìa rừng. Ông Sức cho biết, vườn mắc ca này gia đình liên kết, hợp đồng cùng doanh nghiệp. Ngoài được được hỗ trợ vay 50% tiền cây giống ban đầu, cùng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật không tính lãi, vườn mắc ca còn được nhân viên kỹ thuật của doanh nghiệp hướng dẫn quy trình, kỹ thuật trồng, chăm sóc đúng theo tiêu chuẩn xuất khẩu. Nhờ vậy chỉ sau 4 năm trồng, mắc ca đã cho thu hoạch, năng suất trung bình từ 15 đến 20kg quả tươi mỗi cây. Với giá thu mua hiện tại là 30 nghìn đồng/kg, mỗi gốc mắc ca này thu về 450 nghìn đến 600 nghìn đồng, tương đương 250 triệu đến 300 triệu một hecta. Số tiền trên cao gấp đôi, gấp 3 lần so với các cây trồng hàng năm khác cùng trên một đơn vị diện tích. Điều tâm đắc nhất với ông Sức là đầu ra của sản phẩm. Ông Sức nói: Điều đặc biệt quan trọng đó là với bất kỳ người trồng cây gì thì cũng phải vừa lo trồng vừa lo đầu ra. Nhưng riêng trồng mắc ca và liên kết đầu tư của doanh nghiệp thì hoàn toàn yên tâm. Đó là mình chỉ phải lo chăm sóc cây, và chăm sóc theo kỹ thuật theo tiêu chuẩn của họ đưa ra. Còn đầu ra họ đã bao tiêu sản phẩm trọn đời của cây nên người nông dân hoàn toàn yên tâm”.

Ông Đào Duy Sức (trái ảnh) trao đổi kỹ thuật cùng cán bộ Hội Nông dân xã Ea Ly

Phát triển sản xuất gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm được các cấp chính quyền quan tâm và xuyên suốt chỉ đạo thực hiện. Bên cạnh đó, để nâng cao giá trị hàng hóa, mở rộng thị trường tiêu thụ, huyện Sông Hinh đẩy mạnh công tác xây dựng thương hiệu OCOP. Đến nay toàn huyện đã có 10 sản phẩm đạt OCOP 3 sao, như cam, bưởi, ổi, hạt mắc ca, gà đồi, bò vàng một nắng... Đây đều là những sản phẩm có nguồn nguyên liệu được khai thác từ sản xuất nông nghiệp của người dân trên địa bàn. Chị Nguyễn Thị Minh Thư, Chủ thể sản phẩm Bò một nắng có địa chỉ tại thị trấn Hai Riêng chia sẻ: “Nguyên liệu thịt bò em lấy từ bò của đồng bào mình chăn nuôi, thức ăn là cỏ thuần túy, nên thịt có độ ngọt và độ dai thơm hơn. Vì vậy, sản phẩm khi đưa ra thị trường được người tiêu dùng rất ủng hộ, nhất là từ khi được công nhận đạt tiêu cuẩn OCOP thì sản phẩm em vươn rộng hơn đến các siêu thị trong và ngoài tỉnh. Em rất mừng và sẽ cố gắng không vì lợi nhận mà đánh mất thương thiệu mình đã có”. Cho biết thêm về công tác xây dựng sản phẩm OCOP, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Hai Riêng Trần Văn Dương nói: Quan điểm địa phương rất khuyến khích các hộ gia đình, các thành phần phát triển kinh tế, làm ăn khá giỏi đặc biệt quan tâm đến chất lượng sản phẩm trong đó có OCOP. Về mặt hỗ trợ về quảng bá, về các thủ tục thì địa phương cũng tập trung hướng dẫn để các hộ thực hiện đúng theo quy chuẩn và cũng như công tác quảng bá của mình để đạt hiệu quả sản xuất và kinh doanh.
Cùng nhiều các giải pháp khác như xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông, khuyến khích nhân rộng các cây trồng, vật nuôi mới có giá trị kinh tế cao... đến nay ngành nông nghiệp của huyện đã đạt nhiều kết quả tích cực, tốc độ tăng trưởng đạt 5,75%/năm, tổng diện tích gieo trồng đạt 22.300ha. Chủ tịch UBND huyện Sông Hinh Đinh Ngọc Dạn cho hay: Ngoài sắn, mía, cao su, thì diện tích cây ăn quả có giá trị kinh tế cao ngày một tăng lên, đến cuối năm 2022, diện tích cây ăn quả đạt khoảng 1.705 ha, đạt 85,25% chỉ tiêu kế hoạch 2020-2025; một số diện tích cây ăn quả có giá trị kinh tế cao đang được người dân mở rộng như: Diện tích cây sầu riêng trên 370 ha, diện tích cây cam, bưởi trên 225 ha, các loại cây khác như mít, na thái, nhãn, vải... đang được người dân đầu tư phát triển. Mục tiêu huyện Sông Hinh phấn đấu đến năm 2025 đạt diện tích cây ăn quả trên 2.000 ha trong đó cây ăn quả dài ngày có giá trị kinh tế cao đạt trên 1.200 ha.
Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp là 1 trong 4 nhiệm vụ đột phá của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Sông Hinh đề ra trong nhiệm kỳ 2020-2025. Bí thư Huyện ủy Sông Hinh Lơ Mô Tu nói: “Huyện Sông Hinh là huyện thuần nông, nông nghiệp là cái chính nên là ưu tiên phát triển nông nghiệp là chính, tập trung cào các cây nông nghiệp có giá trị kinh tế cao. Phải khẳng định rằng đây là bước đột phá cho là bước đầu như thế rất là hiệu quả và hiện nay ban Thường vụ, Thường trực Huyện ủy đang chỉ đạo tiếp tục nhân rộng mô hình hay, hiệu quả trên phạm vi toàn huyện”.
Thành công bước đầu trong lĩnh vực nông nghiệp đã góp phần nâng thu nhập đầu người trên địa bàn huyện lên 43 triệu đồng, tăng 3 triệu đồng so với năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm 2,3%. Kết quả trên không những nâng cao đời sống, kinh tế người dân mà qua đây còn góp phần quan trọng trong việc đảm bảo tình hình an ninh, chính trị vùng dân tộc thiểu số, vùng miền núi./.

Tác giả: Văn Thùy
Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tổ chức bộ máy
Bản đồ
Thăm dò ý kiến
Bạn đánh giá chất lượng cung cấp thông tin như thế nào?
Trang Liên Kết
Thống kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 0
Hôm nay : 15
Hôm qua : 265
Tháng 04 : 15.042
Năm 2024 : 65.001