• :
  • :
Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động huyện Sông Hinh "THÂN THIỆN, NGHĨA TÌNH, TẬN TỤY, TRÁCH NHIỆM, KỶ CƯƠNG, KỶ LUẬT" !
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo nghề nông thôn phù hợp tình hình mới.

Với mục tiêu “Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập của người lao động; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nhiệp nông thôn”, Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn cần có sự đổi mới phù hợp

Ông Lê Ngọc Thiện (bên phải ảnh) tìm hiểu nhu cầu lao động nông thôn tại Đức Bình Đông

 

Thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 21/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ, sau 10 năm, mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Yên đã được thành lập, trong đó có 07 Trung tâm GDNN-GDTX công lập cấp huyện, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đến cuối năm 2020 chiếm 51,01% trên tổng số lao động toàn tỉnh. Công tác chỉ đạo của Cấp ủy, Chính quyền được quan tâm thực hiện; nhận thức về vai trò đào tạo nghề và học nghề của cán bộ, đảng viên và nhân dân ngày càng được nâng lên, công tác phối kết hợp và phân cấp quản lý dạy nghề của các ngành và địa phương được chú trọng.

Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn còn những hạn chế ở một số địa phương, đơn vị cần được khắc phục, đổi mới như công tác chỉ đạo triển khai có lúc thiếu kịp thời, một số nghề đào tạo chưa gắn thời vụ, nhu cầu của người học và lợi thế của từng vùng; công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả đào tạo còn hạn chế, công tác tuyên truyền và đầu tư xây dựng, mua sắm trang thiết bị dạy nghề chưa phù hợp với mục tiêu, chính sách đề ra; chất lượng đào tạo ở một số nghề chưa đáp ứng yêu cầu thị trường lao động và chuyển đổi nghề, công tác tư vấn dạy nghề, học nghề và tìm việc làm sau học nghề chưa được các Trung tâm chú trọng; cơ cấu tổ chức và hoạt động của các Trung tâm trong tỉnh chưa có sự thống nhất chung, thiếu tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm; tình trạng giáo viên vừa thừa, vừa thiếu ở một số môn chưa được bố trí sử dụng hiệu quả. Công tác tuyển sinh hàng năm có nơi chưa bám sát nghị quyết, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, công tác phối hợp với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, dịch vụ để tiếp nhận việc làm và tham quan, thực tập chưa được thực hiện. Tư duy, sáng tạo, tính tự chủ, chuyên nghiệp còn nhiều bất cập.

Để tiếp tục thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong thời gian tới với mục tiêu: “Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập của người lao động; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nhiệp nông thôn”. Trước tiên cần tập trung xác định rõ xu thế phát triển và những thách thức lớn của đất nước được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII chỉ rõ vấn đề toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư làm thúc đẩy năng lực cạnh tranh và phát triển kinh tế số; xu thế đô thị hóa và phát triển đô thị văn minh ngày càng gia tăng… để chủ động thực hiện hiệu quả công tác đào tạo nghề, cần quan tâm vận dụng một số giải pháp cơ bản sau:

Một là: Tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo, chỉ đạo của các Cấp ủy, Chính quyền để nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên về ý nghĩa, tầm quan trọng của giáo dục nghề nghiệp trong sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn. Tập trung chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, đồng thuận của người dân đối với giáo dục nghề nghiệp. Phải xác định nhiệm vụ giáo dục nghề nghiệp và kết quả triển khai đào tạo nghề là tiêu chí để đánh giá hoàn thành nhiệm vụ chính trị hàng năm của từng địa phương, cơ sở .

Quan tâm chỉ đạo củng cố, kiện toàn Ban Chỉ đạo thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn các cấp, kiện toàn cơ cấu tổ chức và hoạt động của Trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện theo Thông tư 05 của Bộ Lao động –Thương binh và Xã hội, thường xuyên kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động và định hướng công tác đào tạo nghề, học nghề theo mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của điạ phương; ban hành quy chế phối hợp giữa Trung tâm với các ngành liên quan và UBND cấp xã để xác định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm và chủ động trong thực hiện.

Hai là: Thực hiện tốt công tác phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp và Trung tâm GDNN-GDTX để lồng ghép thông tin, tuyên truyền, vận động học nghề theo từng mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi gắn với xây dựng nông thôn mới; kịp thời thông tin cung cấp dữ liệu về cung cầu thị trường lao động, điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề, chuyển đổi nghề và giải quyết việc làm sau khi học nghề. Hình thành cơ sở dữ liệu để cung cấp thông tin khi cần thiết và dữ liệu công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về chủ trương, kế hoạch thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đơn vị và các chế độ, chính sách đi kèm để người dân nắm rõ và tạo sự đồng thuận, trách nhiệm với sự nghiệp giáo dục nghề nghiệp tiến tới xây dựng môi trường xã hội học tập thật sự được xuất phát từ cộng đồng, khu dân cư.

Ba là: Đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm GDNN-GDTX từ khâu kiện toàn, sắp xếp bộ máy hoạt động, định hướng phát triển ngành nghề đạo tạo, từng bước hoàn hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Trước mắt là tự chủ về hoạch toán các nguồn thu hợp pháp để tái đầu tư phát triển đơn vị và chịu trách nhiệm về chất lượng đào tạo, sản phẩm đầu ra sau khi học nghề. Thường xuyên cập nhật, đổi mới nội dung, chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu thị trường lao động, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội địa phương và nhu cầu người học. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo viên từ khâu soạn giảng, phương pháp giảng theo hướng phát triển của người học. Thực hiện công tác phân công, phân nhiệm bảo đảm sử dụng hiệu quả quỹ thời gian theo quy định, thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng, các chế độ, chính sách của giáo viên, người học để tạo động lực phấn đấu trong giảng dạy và học tập.

Triển khai xây dựng trang thông tin điện tử để thường xuyên cập nhật thông tin, quảng bá chương trình, kế hoạch đào tạo, công tác tuyển sinh và định hướng việc làm sau học nghề…Chủ động phối hợp trong công tác liên thông, liên kết đào tạo và tuyển dụng lao động, hàng năm thực hiện tự đánh giá chất lượng và kiểm định chất lượng GDNN nhằm nâng cao chất lượng các ngành nghề đào tạo. Chủ động đề xuất, phối hợp các ngành liên quan để xây dựng các mô hình thử nghiệm, ứng dụng phục vụ công tác đào tạo và chuyển giao kỷ thuật cho chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi ở địa phương

Bốn là: Các Sở, ngành chủ quản cần quan tâm hơn nữa trong công tác định hướng khung ngành nghề đào tạo theo yêu cầu thị trường lao động, chuyển đổi cơ cấu phát triển kinh tế và nhu cầu người học. Thường xuyên tập huấn, bồi dưỡng, bổ sung nguồn nhân lực cho Trung tâm GDNN-GDTX từ công tác quản trị, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng trong hoạt động. Tăng cường công tác thanh tra và kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp; hoạt động dự báo, cung cấp cơ sở dữ liệu về nhu cầu nguồn nhân lực, việc làm, đào tạo theo từng lĩnh vực, ngành, nghề, cấp trình độ… có kế hoạch phân bổ kinh phí đào tạo nghề ngay từ đầu năm và chỉ tiêu nghề đào tạo phù hợp với đặc thù của địa phương, đồng thời quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phụ vụ đào tạo đáp ứng nhu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo nghề và nhu cầu người học.

                              Lê Ngọc Thiện – Phó Giám đốc- Trung tâm GDNN- GDTX huyện Sông Hinh


Nguồn:Ban biên tập Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tổ chức bộ máy
Bản đồ
Cây danh mục
Cây danh mục
Thăm dò ý kiến
Bạn đánh giá chất lượng cung cấp thông tin như thế nào?
Trang thành phần
Thống kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 2
Hôm nay : 414
Hôm qua : 345
Tháng 10 : 9.649
Năm 2024 : 180.312