Đồng bộ các chính sách giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số 📷
Giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân là một trong những nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu ở vùng dân tộc thiểu số, vùng miền núi. Thực hiện đồng bộ các chính sách, công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện đang có chuyển biến tích cực.
Ksor Đhăng, buôn Bá xã Ea Bá. Như đã thành thường lệ, mỗi buổi chiều hàng ngày Đhăng lại tìm đến các bìa rẫy, vên suối để lấy lá về làm thức ăn cho đàn dê của gia đình. Chăm chút tỷ mỉ, từ vài con giống ban đầu, đàn dê không ngừng tăng lên, trở thành một trong những nguồn thu nhập ổn định cho gia đình. Ksor Đhăng chia sẻ: “Tính riêng đàn dê này, mỗi năm bán được mười mấy con, thu nhập 1 năm trừ chi phí được 2 chục triệu. Nhờ vậy góp phần nâng nguồn thu nhập, gia đình làm ăn tốt hơn. So với các năm trước thì cuộc sống gia đình ẩn định, ấm no”.
Ít ai ngờ rằng, vài năm trước đó Đhăng từng là hộ nghèo trong buôn. Nhờ tích cực tham gia các hoạt đội của hội đoàn thể, vợ chồng Đăng được mời tham gia các lớp tập huấn mở mang kiến thức, được học tập kinh nghiệm thực tế, từ đó tự tin bức phá, vượt lên những phong tục, tập quán sản xuất lạc hậu, chuyển sang các loại cây trồng, vật nuôi có chất lượng, mang lại hiệu quả cao hơn như nuôi bò lai hay trồng mì cao sản. Ksor Đăng chia sẻ thêm: “Lập gia đình rồi 2 vợ chồng rất khó khăn. Được tiếp nhận ngồn vay vốn chính sách rất ưu đãi cho nên chủ động mua 2 con bò về nuôi, trồng thêm cây mì, bây giờ thêm rừng sản xuất, nhờ vậy khó khăn giảm dần, có điều kiện chăm lo con cái học hành chu đáo hơn”.
Ksor Đhăng là một trong hàng trăm hộ nghèo thoát được nghèo trong những năm gần đây nhờ sự hỗ trợ một phần của các chính sách của Đảng, Nhà nước. Đồng bộ các chính sách giảm nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số, vùng miền núi, huyện Sông Hinh đã đầu tư mạnh cho cơ sở hạ tầng, mở rộng mạng lưới đường giao thông, kéo điện lưới quốc gia về từng hộ gia đình, bổ sung tăng vốn vay ngân hàng chính sách hàng năm, đào tạo nghề lao động nông thôn, tạo điều kiện cho các nhà máy hoạt động gắn với hợp đồng bao tiêu sản phẩm, xây dựng các mô hình giảm nghèo bền vững theo nhu cầu và phù hợp với từng địa phương… Trao đổi thêm, Trưởng phòng Lao động- Thương binh và Xã hội huyện Nay Y Tôn cho biết: “Sắp tớt sẽ có rất nhiều dự án, nhưng tập trung dự án đa dạng hóa sinh kế mô hình giảm nghèo, để cho các đối tượng nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có điều kiện để vươn lên thoát nghèo tại địa phương. Để các dự án đạt hiệu quả, chúng tôi đang chỉ đạo các địa phương khảo sát nhu cầu của người dân, đảm bảo các dự án có sự phù hợp với thực tế, phù hợp điều kiện tự nhiên, điều kiện hộ gia đình”.
Huyện Sông Hinh đang hướng tới giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 2% vào cuối năm 2025, phấn đấu nâng mức thu nhập bình quân đầu người đạt 60 triệu đồng/năm.
Sự nỗ lực của các cấp chính quyền, cùng những gương điển hình thoát nghèo vươn lên làm giàu như vợ chồng Ksor DHăng là những yếu tố tạo động lực thúc đẩy phong trào xóa đỏi, giảm nghèo ở địa phương ngày càng hiệu quả và chiều sâu, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu đã đề ra.
Đhăng kết hợp trồng sắn mì, trồng rừng kết hợp chăn nuôi dê, bò để phát triển kinh tế