• :
  • :
Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động huyện Sông Hinh "THÂN THIỆN, NGHĨA TÌNH, TẬN TỤY, TRÁCH NHIỆM, KỶ CƯƠNG, KỶ LUẬT" !
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Khai thác tiềm năng thế mạnh trong phát triển nông nghiệp, đưa Sông Hinh phát triển

Khai thác tiểm năng, thế mạnh để phát triển nông nghiệp là mục tiêu được huyện Sông Hinh đặt lên hàng đầu ngay từ những ngày đầu thành lập huyện. Qua 40 năm triển khai thực hiện, đến nay sản xuất nông nghiệp huyện miền núi Sông Hinh đạt nhiều kết quả tích cực.

Lãnh đạo Trung ương, tỉnh, huyện về tham mô hình trồng sầu riêng tại xã Ea Bar
Phát huy thế mạnh huyện nhà
Ngay từ những năm đầu thành lập huyện, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Huyện ủy, UBND huyện và sự đồng lòng, tâm huyết của đội ngũ cán bộ, công chức các thời kỳ cùng toàn thể Nhân dân trong phát triển kinh tế - xã hội nên cuộc sống của bà con ngày càng đổi thay, tiến bộ từng ngày. Nhiều chương trình định canh, định cư, khai hoang, phục hóa được thực hiện, với nhiệm vụ sản xuất nông nghiệp luôn được đặt lên hàng đầu nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh địa phương.
Các công trình thủy lợi được quan tâm đầu tư, từ đập dâng tự chảy đến các trạm bơm công suất lớn; từ rãnh dẫn nước đắp đất tận dụng địa hình, dần thay thế bằng kênh bê tông cùng các đường ống chạy dài thẳng tắp. Đến nay, toàn huyện hiện có 35 công trình thủy lợi với tổng chiều dài kênh mương 167 km, trong đó gần 85% đã được kiên cố hóa, đảm bảo tưới tiêu chủ động cho 3.599 ha đất nông nghiệp. Dòng nước mát từ các công trình đã biến những đồi đất khô cằn, sỏi đá thành ruộng lúa nước hai vụ trù phú với trên 1.800ha, góp phần chấm dứt tình trạng thiếu đói và cung cấp nguồn lương thực ổn định cho người dân.
Cùng với lúa, diện tích gieo trồng cây hàng năm phát triển mạnh mẽ, từ 2.500 ha năm đầu thành lập, đến nay đã tăng lên hơn 24.000 ha, trong đó có hơn 6.000 ha trồng cây lâu năm. Việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng có nhiều chuyển biến tích cực, với diện tích cây ăn quả kinh tế cao như: bưởi da xanh, cam, nhãn là 400 ha, trung bình mang lại thu nhập 300-500 triệu đồng/ha/năm. Đặc biệt, cây sầu riêng với diện tích gần 1.000 ha đang khẳng định vị thế vững chắc với vùng đất phía Tây của huyện. Mỗi hecta sầu riêng chăm sóc tốt, đúng quy trình kỹ thuật cho lợi nhuận từ 800 triệu đến 1 tỉ đồng.
Bên cạnh đó, huyện tập trung tái cơ cấu nông nghiệp gắn với các nhà máy chế biến, phát triển các vùng nguyên liệu như: sắn, mía, cao su theo chuỗi giá trị. Hiện cây mía đạt diện tích 8.000 ha, tăng hơn 2.000 ha so với 2 năm trước, năng suất 65-70 tấn/ha, sản lượng 370.000 tấn/năm, mang lại lợi nhuận từ 40-50 triệu đồng/ha. Hai nhà máy thu mua nguyên liệu trên địa bàn là Công ty CP mía đường Tuy Hòa và Công ty TNHH KCP Việt Nam đã chi trả cho nông dân 500-600 tỉ đồng mỗi năm.
Cây cao su cũng đã đem lại niềm vui cho người nông dân. Những năm gần đây, giá thu mua mủ nước tại địa bàn huyện đã tăng cao trở lại. Mỗi hecta cao su thu về khoảng 1 triệu đồng/lần cạo mủ, hiện tại toàn huyện có 3.750 ha cao su. Cây cao su là một trong những loại cây trồng giảm nghèo hiệu quả tại địa phương. Với cây sắn, diện tích đến nay tuy có giảm, giữ mức 8.000ha, tuy nhiên việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất đang được đẩy mạnh như trồng phủ bạt, tưới nước nhỏ giọt, cho năng suất gấp đôi, gấp ba so với trồng truyền thống.
Xây dựng Sông Hinh ngày càng giàu đẹp
Bên cạnh đó, hoạt động tín dụng được huyện quan tâm, tạo điều kiện. Hiện tại có 6 đơn vị tín dụng đặt phòng giao dịch tại địa bàn. Hoạt động tín dụng ngày càng phát triển mạnh, giúp cho việc tiếp cận các nguồn vốn vay ngày càng thuận lợi, đối tượng vay vốn được mở rộng, góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Tổng dư nợ cho vay dự ước đến cuối năm 2025 đạt gần 4.100 tỉ đồng, tăng 1.600 tỉ đồng so với năm 2020, trong đó đầu tư cho phát triển nông nghiệp luôn chiếm tỉ trọng cao trong dư nợ cho vay. Huyện cũng đã quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng; giao thông nông thôn, giao thông nội đồng không ngừng được mở rộng, nâng cấp; mạng internet đã đến từng buôn làng, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất trình độ cao, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào phát triển nông nghiệp.
Nhờ những nỗ lực trên, sản xuất nông nghiệp đã góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, nâng tổng giá trị sản xuất các ngành lên 11.200 tỉ đồng vào năm 2024, tốc độ tăng bình quân hằng năm là 13,8%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 55 triệu đồng/năm, tăng 41 triệu đồng so với 10 năm trước; tỉ lệ hộ nghèo giảm còn 4,58%.
Thời gian tới, huyện Sông Hinh tiếp tục xây dựng, mở rộng các vùng nguyên liệu, gắn kết với các nhà máy. Tập trung phát triển vùng cây ăn quả trên địa bàn huyện, đặc biệt là cây sầu riêng, dự kiến mở rộng diện tích lên 2.000 ha. Bên cạnh đó, huyện Sông Hinh đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số trong nông nghiệp, xây dựng chính quyền điện tử, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp gắn kết với việc sản xuất hàng hóa tại địa phương, qua đó nhằm nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích đất, góp phần nâng cao thu nhập, đời sống nhân dân.
Dù còn nhiều khó khăn, nhưng những kết quả đạt được qua 40 năm xây dựng là niềm tự hào chung của toàn Đảng bộ,Nhân dân huyện nhà. Tiếp bước truyền thống, huyện Sông Hinh nêu cao quyết tâm xây dựng vùng đất Sông Hinh ngày càng giàu đẹp.

 

ĐINH NGỌC DẠN

Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Tổ chức bộ máy
Bản đồ
Cây danh mục
Cây danh mục
Thăm dò ý kiến
Bạn đánh giá chất lượng cung cấp thông tin như thế nào?
Trang thành phần
Thống kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 0
Hôm nay : 25
Hôm qua : 246
Tháng 04 : 1.093
Năm 2025 : 29.877