• :
  • :
Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động huyện Sông Hinh "THÂN THIỆN, NGHĨA TÌNH, TẬN TỤY, TRÁCH NHIỆM, KỶ CƯƠNG, KỶ LUẬT" !
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Sông Hinh - 40 năm xây dựng và phát triển 📷

Sông Hinh - vùng đất phía Tây của tỉnh Phú Yên, nơi hội tụ của 22 dân tộc anh em từ mọi miền tổ quốc cùng chung sống. Sau 40 năm thành lập, Sông Hinh đã vươn mình mạnh mẽ, khẳng định tiềm năng, lợi thế, sánh vai với các địa phương trong và ngoài tỉnh.

Nhằm biến vùng đất Sông Hinh trở thành một địa bàn kinh tế quan trọng của Tỉnh, ngày 27/12/1984, Hội đồng Bộ trưởng ban hành quyết định 179 chia huyện Tây Sơn thành 2 huyện Sông Hinh và Sơn Hòa. Theo đó Sông Hinh gồm 6 xã: Ea Bia, Ea Bá, Ea Trol, Đức Bình, Sơn Giang và Sông Hinh, với 45 thôn buôn, dân số khoảng 16.875 người. Ngày 25/2/1985, cán bộ và nhân dân huyện Sông Hinh vui mừng tổ chức lễ công bố quyết định của Hội đồng Bộ trưởng về việc thành lập huyện Sông Hinh, mở ra một trang mới cho sự phát triển của một vùng đất giàu tiềm năng nhưng còn vô vàn khó khăn. Ông Ma Thương, Già làng, Người uy tín buôn Kít, xã Sông Hinh chia sẻ: Hoàn cảnh khó khăn rất nặng nề. Đường đi lầy lủng, trơn trượt. Thắp bằng chai, bằng trò chứ đâu có điện như bây giờ. Học hành, trường trạm đâu có như bây giờ”.Ông Phan Hữu Đại, Nguyên Chủ tịch UBND huyện Sông Hinh cũng cho hay: “Khó khăn trăm bề. Nước thì không có uống, tối thì thắp đèn dầu, tắm thì tắm suối. Nhưng anh em với tinh thần lạc quan là xây dựng một huyện Sông Hinh tương lai, cho nên đa phần cán bộ quyết tâm và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình”.
Ngay từ những năm đầu thành lập, huyện Sông Hinh đã đề ra các giải pháp nhằm ổn định tình hình, đặc biệt là đầu tư khai thác tiềm năng, thế mạnh trong phát triển nông nghiệp.
Đến nay, toàn huyện hiện có 35 công trình thủy lợi với tổng chiều dài kênh mương 167 km, trong đó gần 85% đã được kiên cố hóa, đảm bảo tưới tiêu chủ động cho 3.599 ha đất nông nghiệp. Dòng nước mát từ các công trình đã biến những đồi đất khô cằn; sỏi đá; thành ruộng lúa nước hai vụ trù phú với trên 1.800 ha. góp phần chấm dứt tình trạng thiếu đói và cung cấp nguồn lương thực ổn định cho người dân, đặc biệt là người dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; vốn chỉ quen cây lúa rẫy bấp bênh, khi được, khi mất. Ma Hia, Già làng buôn Bai, xã Ea Lâm, bày tỏ: “Từ hồi xưa đất đây trồng mì cũng không lên, trồng lúa cũng không lên. Giờ đây làm lúa như thế này tôi thấy mừng lắm”
Cùng với lúa, diện tích gieo trồng cây hàng năm phát triển mạnh mẽ, từ 2.500ha năm đầu thành lập, đến nay đã tăng lên hơn 24.000ha; trong đó có hơn 6.000ha trồng cây lâu năm, gần 8.000ha mía, 8.000ha sắn. Việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng có nhiều chuyển biến tích cực, với diện tích cây ăn quả kinh tế cao như bưởi da xanh, cam, nhãn, (400 ha), trung bình mang lại thu nhập 300-500 triệu đồng/ha/năm. Đặc biệt, cây sầu riêng  với diện tích gần 1.000 ha, đang khẳng định vị thế vững chắc với vùng đất phía Tây của huyện. Ông Cao Nguyên Lâm, nông dân trồng sầu riêng xã Ea Bar, huyện Sông Hinh, cho biết: Trái sầu riêng nó rất ngon, múi nó khô chứ không nhão như các địa phương khác, ăn rất thơm. Một cây mình cho 2 tạ là 16 triệu, trừ chi phí 1 cây là 7-8 trăm nghìn/cây, còn lại là lợi nhuận 15 triệu, trên 15 triệu/cây sầu riêng.
Nhờ những nỗ lực trên, sản xuất nông nghiệp đã góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển; nâng tổng giá trị sản xuất các ngành lên 11.200 tỷ đồng vào năm 2024, tốc độ tăng bình quân hằng năm là 13,8%.  thu nhập bình quân đầu người đạt 55 triệu đồng/năm, tăng 41 triệu đồng so với mười năm trước; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 4,58%. Hạ tầng viễn thông, giao thông và đô thị không ngừng được nâng cấp, mạng internet đã đến từng buôn làng. Thị trấn Hai Riêng phát triển ngang tầm đô thị loại IV, xã Ea Ly được công nhận là đô thị loại V. Y Mẻ, Người uy tín thôn Suối Biểu, xã Sơn Giang phấn khởi nói: “Huyện Sông Hinh mình có bước phát triển quá đẹp so với năm xưa. Năm xưa trời ơi cọp rừng, cọp rừng beo. Bây giờ như thế này thấy rất là vui. Vui đó là mình cũng không quên được mấy cha, mấy chú, mấy ông lớn, có mấy ông đó bây giờ mình mới có như ngày hôm nay, mình nhớ”.
40 năm, một khoảng thời gian không quá dài so với lịch sử một vùng đất, nhưng những kết quả huyện đã đạt được niềm tự hào to lớn của toàn đảng, toàn quân, toàn dân huyện Sông Hinh. Đây cũng là nền tảng, là động lực để huyện Sông Hinh triển khai thực hiện các giải pháp phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian đến. Ông Đinh Ngọc Dạn, Chủ tịch UBND huyện Sông Hinh cho biết: “Trong thời gian tới huyện tập trung lãnh đạo một số nội dung như xây dựng vùng nguyên liệu để đáp ứng các nhu cầu của các nhà máy, gắn kết với các nhà máy để tranh thủ sự đầu tư để nhằm nâng cao năng suất cũng như giá trị trên 1 đơn vị diện tích. Vấn đề thứ 2 nữa là tập trung phát triển vườn cây ăn quả trên địa bàn huyện, đặc biệt là vấn đề sầu riêng. Hiện nay chúng tôi đã có 1 nghìn ha sầu riêng. Dự kiến trong thời gian tới phát triển lên 2 nghìn ha sầu riêng, nhằm nâng cao giá trị trên 1 đơn vị diện tích đất, nâng cao đời sống nhân dân”.
Những thành tựu và bài học kinh nghiệm mà Đảng bộ và nhân dân huyện Sông Hinh đã tích lũy, đúc kết được trong thời gian qua là nguồn cổ vũ lớn lao, là hành trang quý giá cho những thế hệ hôm nay và mai sau tiếp bước truyền thống những thế hệ cha anh, xây dựng vùng đất Sông Hinh giàu đẹp, vững bước tiến vào kỷ nguyên phát triển mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam./.

Tác giả: Văn Thùy
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Tổ chức bộ máy
Bản đồ
Cây danh mục
Cây danh mục
Thăm dò ý kiến
Bạn đánh giá chất lượng cung cấp thông tin như thế nào?
Trang thành phần
Thống kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 1
Hôm nay : 115
Hôm qua : 226
Tháng 03 : 5.754
Năm 2025 : 25.780