• :
  • :
Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động huyện Sông Hinh "THÂN THIỆN, NGHĨA TÌNH, TẬN TỤY, TRÁCH NHIỆM, KỶ CƯƠNG, KỶ LUẬT" !
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Trồng tre lục trúc lấy măng– mô hình làm giàu hiệu quả

Với quyết tâm thoát khỏi sự đeo bám của đói nghèo, vợ chồng chị Ksơr  H’Bên và anh Nay Y Na ở buôn Ly- xã EaTrol- huyện Sông Hinh đã 'lăn lộn' chuyển đổi giống cây trồng, mô hình sản xuất. Nhờ may mắn 'bén duyên' với cây tre lục trúc, gia đình anh chị không những thoát nghèo mà còn có thu nhập ổn định.

Tre Lục Trúc hay còn gọi là tre Đài Loan là loại cây mang lại hiệu quả kinh tế cao, mỗi hecta đất trồng tre có thể cho thu nhập từ 300-400 triệu đồng/năm. Khi măng mới nhú lên khỏi mặt đất là phải đào ngay, phần dưới còn 6 mắt tiếp tục phát triển thành 6 cây măng khác nên được gọi là măng lục trúc. Măng có thể chế biến thành nhiều món ăn như nộm, luộc, xào hay lẩu, nước luộc ngọt thanh, không bị đắng, he như loại măng khác nên được thị trường ưa chuộng.

Theo anh Nay Y Na, chỉ sau 1 năm trồng, cây tre lục trúc đã cho thu hoạch măng và khai thác trong 8 đến 10 năm. Nếu tính trên diện tích 1ha, tiền mua cây giống và chi phí chăm sóc chỉ vào khoảng 100 triệu nhưng cho thu nhập khoảng từ 400 đến 500 triệu, trồng măng lục trúc này là lựa chọn để vợ chồng tôi khởi nghiệp vươn lên làm giàu.

Từ năm 2017 trở về trước, nghèo đói đeo đuổi vợ chồng chị Ksor  H’Bên . Mặc dù vợ chồng chị bươn chải khắp nơi, xoay đủ thứ nghề kiếm sống nhưng chẳng dư dả được đồng nào. Vốn đam mê làm vườn nên anh cũng không để vườn đất hoang hoá. Anh trồng trồng đủ loại cây trên mảnh đất của mình. Đầu tiên là trồng sắn, mía, bơ, cao su nhưng không hiệu quả. Anh Y Na tâm sự: “Tôi luôn trăn trở, mình còn trẻ, có sức khoẻ lại rất nỗ lực những sao cứ nghèo mãi. Tôi nghĩ ông trời không phụ lòng người nên tôi dành thời gian lên mạng tìm tòi xem trồng cây gì trên mảnh đất của mình để cho kinh tế cao”.

Thế là may mắn anh biết đến cây tre lục trúc. Vợ chồng anh chị tìm về tận Bắc Giang mua giống đem về trồng thử. Đầu tiên anh chỉ dám bỏ ra 10 triệu đồng mua khoảng 150 cây.  Thế nhưng do chưa hiểu hết quy trình phát triển của cây nên vợ chồng chị đã thất bại. Mặc dù vậy, nhưng vợ chồng chị vẫn quyết tâm khởi nghiệp từ trồng cây này, vợ chồng chị tiếp tục ra Thái Nguyên mua tiếp cây giống về trồng. Lần này, cây không phụ người, cây phát triển nhanh, độ phủ rộng, cành trồng càng nhân lên, sau một năm anh đã thu lãi. Thấy hiệu quả cứ thế vợ chồng anh chị trồng thêm mỗi lúc một ít. Vừa trồng vừa nghe ngóng thị trường và học hỏi kinh nghiệm. Nhận thấy thị trường còn rộng lớn, cung chưa đủ đáp ứng nhu cầu thế là anh mạnh dạn đầu tư trên diện tích rộng. Hiện nay mô hình của anh được mở rộng trên diện tích 2ha, kết hợp giữa vừa trồng lấy măng vừa xuất giống ra thị trường.

 

Tre lục trúc là loại cây trồng mới, xanh về môi trường, sạch về dinh dưỡng, có khả năng kháng sâu bệnh cao, dễ trồng và có khả năng chắn gió, giữ đất tốt. Sau khi trồng 1 năm sẽ cho thu hoạch và thời gian thu hoạch sẽ kéo dài từ 10-15 năm. Hiện nay, mỗi ngày vườn tre lục trúc của vợ chồng chị Ksor H’Bên đang cho thu hoạch từ 10-20kg măng.

 Đặc biệt, quy trình trồng và chăm sóc tre lục trúc lấy măng thực hiện theo tiêu chuẩn sạch, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân hóa học nên đây được xem là loại thực phẩm sạch được thị trường ưa chuộng. Sản phẩm làm ra hiện đang được bán với mức giá 80 nghìn đồng/kg. Cây tre lục trúc này cho hiệu quả kinh tế từ gốc đến cành. Ngoài việc lấy măng, các cành tre có thể được triết làm cây giống. Mỗi cây có thể cho tới 7 đến 10 cây giống từ chiết cành. Mỗi cây giống có giá bán từ khoảng 70 đến 100 nghìn đồng. Đối với măng thành phẩm giá bán khoảng 50.000 đồng/kg măng tươi chưa bóc, 70.000 - 80.000 đồng/kg măng tươi đã bóc. Mỗi ha cho thu hoạch 5 - 7 tấn/ năm, cho lãi từ 400 - 500 triệu đồng. Chị Ksơr H’Bên cho biết: Từ khi phát triển mô hình trồng măng lục trúc, cuộc sống vợ chồng tôi khấm khá hơn nhiều, xây nhà cửa khang trang, có điều kiện cho con học hành tới nơi tới chốn”

Trồng măng lục trúc không có nhiều rủi ro về sâu bệnh hay thời tiết nhưng để có được thành công, theo anh Y Na, cần phải có thời gian đúc kết kinh nghiệm. Bên cạnh đó, đây là sản phẩm còn khá mới mẻ nên để quảng bá sản phẩm của mình anh phải mày mò quảng bá qua nhiều kênh như trên các nền tảng mạng xã hội; giao lưu các hội nhóm; tìm đến các hội chợ, quán ăn.

Hiện nay mô hình của anh chị được kết hợp giữa vừa trồng lấy măng vừa xuất giống ra thị trường. Măng tre được tập trung lấy từ tháng 3 đến tháng 9. Sau đó, anh để măng phát triển đến 1 năm sau bắt đầu thu cây giống trong khoảng 2 tháng. Từ mô  hình này, anh tạo việc làm thường xuyên cho 3 lao động.

Nhận xét về mô hình trồng măng lục trúc của vợ chồng chị Ksor H’ Bên, chị Hà Thị Thìn- chủ tịch Hội LHPN xã EaTrol cho biết:Mô hình trồng măng lục trúc của vợ chồng chị H’Bên phát triển khá ổn định, chị là một phụ nữ có hướng đi mới để phát triển kinh tế, làm giàu cho bản thân và gia đình. Ngoài phát triển kinh tế, chị còn tích cực tham gia các hoạt động của hội, giúp đỡ những phụ nữ không có điều kiện làm ăn phát triển kinh tế”

Nhờ nỗ lực sau gần 2 năm kinh tế gia đình anh Y Na, chị H”Bên ngày càng khấm khá. Giờ đây, đến thăm gia đình anh thấy nhà cửa khang trang. Ngoài ra mô hình của anh còn tạo công ăn việc làm cho 3 lao động với thu nhập 8 -10 triệu/tháng. Chia sẻ về dự định trong thời gian tới, anh Y Na cho biết, sẽ mở rộng hơn nữa quy mô sản xuất. Đặc biệt anh chị sẽ tập trung xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của mình, mà trước hết là xây dựng thương hiệu OCOP 3 sao.

Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện Sông Hinh Nguyễn Thị Ái Liên cho biết: “Hội phụ nữ huyện đánh giá rất cao về sự sáng tạo, nhạy bén của chị Ksor H’ Bên  khi triển khai mô hình trồng tre lục trúc lấy măng tại địa bàn xã EaTrol. Dù chỉ mới được trồng hơn 1 năm nhưng mô hình đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Những hiệu quả bước đầu mô hình này mang lại đang hứa hẹn mở ra một hướng đi mới trong phát triển kinh tế cho hội viên phụ nữ trên địa bàn xã”./.

Vợ chồng anh chị Y Na và H'Bên

 


Tác giả: Ngọc Ly
Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Tổ chức bộ máy
Bản đồ
Cây danh mục
Cây danh mục
Thăm dò ý kiến
Bạn đánh giá chất lượng cung cấp thông tin như thế nào?
Trang thành phần
Thống kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 2
Hôm nay : 442
Hôm qua : 352
Tháng 12 : 951
Năm 2024 : 203.368