• :
  • :
Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động huyện Sông Hinh "THÂN THIỆN, NGHĨA TÌNH, TẬN TỤY, TRÁCH NHIỆM, KỶ CƯƠNG, KỶ LUẬT" !

Sản phẩm OCOP Sông Hinh

Giới thiệu
Địa chỉ: Khu phố 10

Hộ ông Võ Minh Tuấn có địa chỉ ở phố 10, thị Trấn Hai Riêng. Địa điểm sản xuất chính hiện nay  tại buôn Trinh, xã EaBar. Cam sành, cam V2, bưởi da xanh được ông Võ Minh Tuấn trồng từ năm 2015, mỗi loại trên diện tích 01 ha. Quá trình sản xuất được đầu tư đồng bộ, hoàn thiện, cùng với áp dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường. Ba năm gần đây, trung bình năng suất cam sành đạt 15 tấn/ha, cam V2 đạt 6 tấn/ha, bưởi da xanh đạt 04 tấn/ha. Sản phẩm cam, bưởi của ông Tuấn đã được tham gia trưng bày ở các hội thảo, hội trợ, triển lãm trong tỉnh và được giới thiệu rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, facbook, zalo. Hàng năm tạo việc làm cho 04 lao động với mức thu nhập từ 6 triệu đến 7,5 triệu đồng/người.

Quá trình tham gia OCOP, phát triển sản phẩm đến các thị trường trong và ngoài tỉnh, ông Võ Minh Tuấn đã nỗ lực áp dụng thực hành nông nghiệp tốt VietGAP. Quá trình đó nhận được sự hỗ trợ tích cực của chính quyền địa phương.

Ông Nguyễn Văn Hải, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Sông Hinh cho biết, VietGAP (Vietnamese Good Agricultural Practices) gồm tiêu chuẩn/quy phạm quy định về thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho các sản phẩm nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản) ở Việt Nam; bao gồm những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, sơ chế đảm bảo sản phẩm an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khoẻ người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Để hỗ trợ VietGAP cho hộ ông Võ Minh Tuấn và các hộ dân khác, huyện Sông Hinh đã tổ chức 01 lớp đào tạo cho 20 học viên là thành viên sản xuất và các hộ trồng cây ăn quả khác trên địa bàn huyện; Cập nhật hệ thống các tài liệu phù hợp VietGAP và thực tế trồng trọt của hộ sản xuất, kinh doanh như: Quy chế chế hoạt động; Sổ tay hướng dẫn sản xuất thanh trà an toàn theo VietGAP; Quy trình đánh giá nội bộ; Quy trình sử dụng phân bón an toàn; Quy trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn; Quy trình hướng dẫn sơ cấp cứu ngộ độc hóa chất và thuốc BVTV; Quy trình hướng dẫn nâng vác vật nặng an toàn; Quy trình xử lý sản phẩm mất an toàn; Quy trình trồng; Quy trình hướng dẫn bốc xếp đảm bảo an toàn; Quy trình truy xuất nguồn gốc; Quy trình kiểm soát tài liệu, hồ sơ; Thủ tục giải quyết khiếu nại; Các biểu mẫu ghi chép nhật ký sản xuất: Sổ mua vật tư, Sổ xử lý phân hữu cơ, Sổ nhật ký sản xuất đến thu hoạch.

Sau khi tiếp cận kiến thức, hộ ông Võ Minh Tuân đã triển khai thực hiện đúng quy trình, áp dụng nghiêm ngặt những quy định khắt khe theo tiêu chuẩn VietGAP và đã được Trung tâm chất lượng nông lâm thủy sản vùng 3 cấp giấy chứng nhận VietGAP cho hộ sản xuất kinh doanh Võ Minh Tuấn.

Ngoài ra huyện còn hỗ trợ đăng ký mã QR code và tài khoản cơ sở dữ liệu QR code để truy suất nguồn gốc sản phẩm; Hỗ trợ in 4.000 tem chứng nhận VietGAP gắn với mã truy suất nguồn gốc cho 03 sản phẩm Cam Sành, cam V2 bưởi da xanh dán trên sản phẩm.

“Hộ sản xuất, kinh doanh Võ Minh Tuấn có bề dày kinh nghiệm về trồng cam bưởi lâu đời nên dễ dàng tiếp cận và nắm rõ về các quy định của VietGAP vào thực tế sản xuất. Bên cạnh đó, việc áp dụng quy trình thực hành VietGAP giúp hộ gia đính tạo ra sản phẩm cam, bưởi an toàn, chất lượng đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng”- ông Nguyễn Văn Hải nhấn mạnh.

Từ khi được công nhận OCOP, sản phẩm của hộ ông Võ Minh Tuấn được khách hàng trong và ngoài tỉnh đánh giá cao về chất lượng sản phẩm, việc tiêu thu diễn ra thuận lợi, công việc sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển. Ông Tuấn chia sẻ: Tôi luôn duy trì việc áp dụng, ghi chép và thực hiện theo quy trình thực hành sản xuất VietGAP, thực hiện lấy mẫu sản phẩm để kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật định kỳ. Tuyên truyền và chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt để các hộ trồng cây ăn trái khác học tập và làm theo. Thời gian tới tôi sẽ đẩy mạnh hơn nữa trong công tác tìm kiếm tìm đối tác tiêu thụ cho đầu ra Cam, Bưởi da xanh để mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao thu nhập cho bản thân và các hộ gia đình tại địa phương”.

 

Văn Thùy

 

Tổ chức bộ máy
Bản đồ
Thăm dò ý kiến
Bạn đánh giá chất lượng cung cấp thông tin như thế nào?
Trang Liên Kết
Thống kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 0
Hôm nay : 140
Hôm qua : 432
Tháng 04 : 14.394
Năm 2024 : 64.353