• :
  • :
Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động huyện Sông Hinh "THÂN THIỆN, NGHĨA TÌNH, TẬN TỤY, TRÁCH NHIỆM, KỶ CƯƠNG, KỶ LUẬT" !
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT VỀ GIÁM HỘ

 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ GIÁM HỘ

          QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ GIÁM HỘ

1. Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi?

- Người giám hộ của người mất năng lực hành vi dân sự có các nghĩa vụ sau đây:

+ Chăm sóc, bảo đảm việc điều trị bệnh cho người được giám hộ;

+Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự;

+Quản lý tài sản của người được giám hộ;

+ Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.

- Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi có nghĩa vụ theo quyết định của Tòa án trong số các nghĩa vụ quy định tại điểm 1 nêu trên.

2.Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi có nghĩa vụ theo quyết định của Tòa án trong số các nghĩa vụ quy định tại điểm 1 nêu trên. xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. định trên, Tòa án chỉ định người giám hộ hoặc đề nghị một hi tham gia vào các giao dịch dân sự không?

Theo quy định tại Điều 57 Bộ luật dân sự năm 2015 thì chị B với tư cách là người giám hộ đương nhiên của anh D là chồng, vì anh D mất năng lực hành vi dân sự do bị tâm thần không thể nhận thức được sẽ có các nghĩa vụ sau đây:

- Chăm sóc, bảo đảm việc điều trị bệnh cho người được giám hộ;

- Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự;

- Quản lý tài sản của người được giám hộ;

- Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.

Đối chiếu với quy định nêu trên, trong thời gian làm người giám hộ cho chồng, chị B cũng có quyền đại diện cho anh D khi tham gia vào các giao dịch dân sự.

3. Ch chiếu với quy định nêu trên, trong thời gian làm người giám hộ cho chồng, chị B cũng có quyền đại diện cho anh D khi tham gia vào các giao dịch dân sự.sự do bị tâm thần không thể nhận thức được sẽ có các nghĩa vụ sau đây:người giám hộ hoặc đề nghị một  anh Q thì chị T mới có quyền bán. Mặc dù vậy, chị T vẫn quyết định bán tài sản này cho ông S là hàng xóm. Vậy theo quy định của pháp luật hiện hành, hành vi của chị T có được coi là đúng pháp luật hay không?

Theo Điều 67 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định người giám hộ có các quyền sau đây:

- Sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc, chi dùng cho những nhu cầu thiết yếu của người được giám hộ;

- Được thanh toán các chi phí hợp lý cho việc quản lý tài sản của người được giám hộ;

- Đại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự và thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.

Đối chiếu với quy định nêu trên, khi chị T là người giám hộ đương nhiên của anh Q thì chị cũng có quyền sử dụng tài sản của anh Q để chăm sóc, chi dùng cho những nhu cầu cần thiết của anh Q. Việc chị T quyết định bán một phần tài sản là quyền sử dụng đất mà anh Q được thừa kế của cha mẹ để chữa bệnh cho anh là vì mục đích của anh Q. Do đó hành vi của chị T được coi là đúng pháp luật. Việc họ hàng anh Q phản đối với lý do tài sản là của anh Q, chỉ khi nào được sự đồng ý của anh Q thì chị T mới có quyền bán là không đúng với quy định của pháp luật hiện hành.

4. Vi chiếu với quy địncho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc và giao dịch dân sự khác đối với tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự có phải hỏi ý kiến của người giám sát việc giám hộ không?

Tại khoản 1 Điều 59 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định Người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự có trách nhiệm quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình; được thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ.

Việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc và giao dịch dân sự khác đối với tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.

Người giám hộ không được đem tài sản của người được giám hộ tặng cho người khác. Các giao dịch dân sự giữa người giám hộ với người được giám hộ có liên quan đến tài sản của người được giám hộ đều vô hiệu, trừ trường hợp giao dịch được thực hiện vì lợi ích của người được giám hộ và có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.

5. Ông B là chộ không được đem tài sản của người được giám hộ tặng cho người khác. Các giao dịch dân sự giữa người giám hộ với người được giám hộ có liên quan đến tài sản của người được giám hộ đều vô hiệu, trừ trường hợp giao dịch được thực hiện v

Tại khoản 1 và khoản 2 Điều 60 Bộ luật dân sự quy định người giám hộ được thay đổi trong các trường hợp sau đây:

- Người giám hộ không còn đủ các điều kiện quy định tại Điều 49, Điều 50 của Bộ luật Dân sự;

- Người giám hộ là cá nhân chết hoặc bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, mất năng lực hành vi dân sự, mất tích; pháp nhân làm giám hộ chấm dứt tồn tại;

- Người giám hộ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ giám hộ;

- Người giám hộ đề nghị được thay đổi và có người khác nhận làm giám hộ.

Trường hợp thay đổi người giám hộ đương nhiên thì những người được quy định tại Điều 52 và Điều 53 của Bộ luật Dân sự năm 2015 là người giám hộ đương nhiên; nếu không có người giám hộ đương nhiên thì việc cử, chỉ định người giám hộ được thực hiện theo quy định tại Điều 54 của Bộ luật Dân sự.

6. Xin hãy cho biết pháp luật quy định trường hợp nào được chuyển giao việc giám hộ?

Theo quy định tại Điều 61 Bộ luật dân sự năm 2015 thì chuyển giao việc giám hộ được thực hiện trong những trường hợp sau:

- Khi thay đổi người giám hộ thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có người giám hộ mới, người đã thực hiện việc giám hộ phải chuyển giao giám hộ cho người thay thế mình.

- Việc chuyển giao giám hộ phải được lập thành văn bản, trong đó ghi rõ lý do chuyển giao và tình trạng tài sản, vấn đề khác có liên quan của người được giám hộ tại thời điểm chuyển giao. Cơ quan cử, chỉ định người giám hộ, người giám sát việc giám hộ chứng kiến việc chuyển giao giám hộ.

- Trường hợp thay đổi người giám hộ quy định tại khoản 1 Điều 60 của Bộ luật này thì cơ quan cử, chỉ định người giám hộ lập biên bản, ghi rõ tình trạng tài sản, vấn đề khác có liên quan của người được giám hộ, quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình thực hiện việc giám hộ để chuyển giao cho người giám hộ mới với sự chứng kiến của người giám sát việc giám hộ.

7. Ông M là bác ruy đổi người giám hộ quy định tại khoản 1 Điều 60 của Bộ luật này thì cơ quan cử, chỉ định người giám hộ lập biên bản, ghi rõ tình trạương tựa. Vậy hành vi của ông M đối với cháu T có được coi là chấm dứt việc giám hộ không?

Theo Điều 62 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định việc giám hộ chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

- Người được giám hộ đã có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

- Người được giám hộ chết;

- Cha, mẹ của người được giám hộ là người chưa thành niên đã có đủ điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình;

- Người được giám hộ được nhận làm con nuôi.

Thủ tục chấm dứt việc giám hộ thực hiện theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

Đối chiếu với quy định nêu trên, khi ông M là bác ruột được cử làm người giám hộ cho cháu T, mà sau đó ông M đưa cháu T vào nuôi dưỡng tại trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi không nơi nương tựa, thì hành vi của ông M đối với cháu T vẫn không thể được coi là chấm dứt việc giám hộ. Tuy nhiên, việc ông M đưa cháu T vào nuôi dưỡng tại trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi không nơi nương tựa đã chứng tỏ ông M không chăm sóc, bảo vệ cháu T, nghĩa là ông M đã vi phạm nghĩa vụ của người giám hộ. 

8. Xin hãy cho bi mồ côi không nơi nươ hậu quả chấm dứt việc giám hộ như thế nào?

Theo Điều 62 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định Hậu quả chấm dứt việc giám hộ như sau:

- Trường hợp người được giám hộ đã có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày chấm dứt việc giám hộ, người giám hộ thanh toán tài sản với người được giám hộ, chuyển giao quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự vì lợi ích của người được giám hộ cho người được giám hộ.

- Trường hợp người được giám hộ chết thì trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt việc giám hộ, người giám hộ thanh toán tài sản với người thừa kế hoặc giao tài sản cho người quản lý di sản của người được giám hộ, chuyển giao quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự vì lợi ích của người được giám hộ cho người thừa kế của người được giám hộ; nếu hết thời hạn đó mà chưa xác định được người thừa kế thì người giám hộ tiếp tục quản lý tài sản của người được giám hộ cho đến khi tài sản được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế và thông báo cho Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ.

- Trường hợp chấm dứt việc giám hộ quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều 62 của Bộ luật này thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày chấm dứt việc giám hộ, người giám hộ thanh toán tài sản và chuyển giao quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự vì lợi ích của người được giám hộ cho cha, mẹ của người được giám hộ.

- Việc thanh toán tài sản và chuyển giao quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều này được lập thành văn bản với sự giám sát của người giám sát việc giám hộ.

  

                                                                                                                                                                                                                                                                       LÊ VĂN TƯ

 


Tác giả: Lê Văn Tư
Nguồn:Ban biên tập Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Tổ chức bộ máy
Bản đồ
Cây danh mục
Cây danh mục
Thăm dò ý kiến
Bạn đánh giá chất lượng cung cấp thông tin như thế nào?
Trang thành phần
Thống kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 2
Hôm nay : 160
Hôm qua : 281
Tháng 10 : 15.335
Năm 2024 : 185.998