• :
  • :
Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động huyện Sông Hinh "THÂN THIỆN, NGHĨA TÌNH, TẬN TỤY, TRÁCH NHIỆM, KỶ CƯƠNG, KỶ LUẬT" !
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Nhân rộng hiệu quả cây mía trong vùng đồng bào DTTS 📷

Niên vụ mía 2022-2023 vừa kết thúc với nhiều thắng lợi. Với giá mua 1,3 triệu đồng một tấn từ 02 nhà máy đóng trên địa bàn (Công ty Cổ phần mía đường Tuy Hòa, và Công ty TNHH Công nghiệp KCP Việt Nam), mỗi hecta mía từ hết chi phí có lãi từ 30 đến 50 triệu đồng. Việc gắn kết của các nhà máy, cùng sự quan tâm của chính quyền địa phương, cây mía đang được nhân rộng đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số, mở ra cơ hội giảm nghèo bền vững cho người dân.

Lớp dạy nghề trồng mía do Trung tâm Hướng nghiêp- Dạy nghề huyện Sông Hinh phối hợp Trung tâm học tập cộng đồng xã Ea Bar, huyện Sông Hinh tổ chức diễn ra đều đặn, sôi nổi và đầy hào hứng. Từ lý thuyết đến thực hành, hơn 30 học viên là người dân tộ thiểu số Ê Đê buôn Chung, xã Ea Bar được trang bị đầy đủ các kiến thức trồng và chăm sóc cây mía từ khâu chọn đất, chọn giống, bón phân, làm cỏ, phòng sừ sâu bệnh, đến việc thu hoạch và vệ sinh đồng ruộng sau thu hoạch. Học viên Y Nem, chia sẻ: “Được học lớp trồng mía này thì em đã có một số kiến thức cơ bản về cây mía. Chẳng hạn như kỹ thuật hàng kéo mía, các loại sâu bệnh, phân bón phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cây mía, áp dụng đúng để vừa đạt năng suất cao, vừa đạt chất lượng tốt. Có ký thuật rồi gia đình em yên tâm mở rộng diện tích mía”. Còn học viên Lê Mô Hờ Chem hồ hởi: Những lớp như thế này bà con rất là hăng hái, hào ứng học tập. Mọi người đều cố gắng sắp xếp công việc đến lớp để sau này có kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây mía”.

Trên đây là một trong nhiều giải pháp nâng cao năng suất, hiệu quả, giúp người dân vùng dân tộc thiểu số tự tin với cây trồng mới. Cùng với đó, với sự kết hợp giữa chính quyền với nhà máy, các hợp đồng đầu tư, thu mua nguyên liệu được đưa đến tận tay người dân. Đám mía tơ của Ma Nguyệt, buôn Bá, xã Ea Bá đang trong giai đoạn làm cỏ dặm và bón phân đợt 2. Cùng với cam kết thu mua toàn bộ mía cây sau thu hoạch, Ma Nguyệt còn được Nhà máy hỗ trợ không hoàn lại 100% tiền làm đất, hỗ trợ 1 triệu đồng tiền chuyển đổi cây trồng; Cấp giống mía, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (có thu hồi vốn), cùng các chính sách hỗ trợ rủi ro do thiên tai như hỏa hoạn, sâu bệnh, hạn hán… Yên tâm và hài lòng với hợp đồng ký kết đầu tư và thu mua sản phẩm của các đơn vị nhà máy, Ma Nguyệt và bà con nông dân nơi đây đã mạnh dạn chuyển đổi những loại cây trồng kém hiệu quả dang cây mía. Ma Nguyệt cho biết: “Mấy năm trước bà con ít quan tâm, riêng năm nay bà con rất quan tâm do trồng mì không được năng suất cho nên năm này bà con đầu tư nhiều. Biết rằng đầu tư nhiều nhưng là đầu tư 1 lần nhưng mình ăn 5 năm nên bà con đầu tư”.

Với sự quan tâm đồng bộ, cây mía đang được người dân huyện miền núi Sông Hinh mở rộng. Năm nay diện tích mía đã lên đến trên 6 nghìn hecta, chiếm gần 30% tổng diện tích cây trồng hàng năm của huyện, tăng 20% so với niên vụ 2022-2023. Đặc biệt ở các địa phương người đồng bào dân tộc thiểu số như Ea Bá, Ea Bar, Ea Lâm đều tăng gấp đôi, gấp ba lần diện tích vụ trước đó. Tâm huyết với điều này, Chủ tịch UBND huyện Sông Hinh Đinh Ngọc Dạn chia sẻ: "Chúng tôi cho các địa phương rà soát các hộ dân tộc thiểu số có diện tích đất sản xuất mà lâu nay làm ăn kém hiệu quả, sau đó làm việc với các nhà máy cùng về tuyên truyền, vận động bà con nhân dân thấy được hiệu quả từ việc sản xuất cây mía. Vì vậy trong thời gian vừa qua chúng tôi tăng diện tích mía, tập trung nhiều ở vùng đồng bào DTTS lên trên một nghìn mốt hecta. Hiện nay các nhà máy đang tập trung hỗ trợ, đầu tư phân bón phát triển cây mía. Qua theo dõi thì cây mía phát triển rất tốt và hứa hẹn một mùa vụ bà con thu nhập khá cho người trồng mía.

Những việc làm thiết thực, cùng khí hậu, đất đai thuận lợi, năng suất mía không ngừng nâng cao, đến niên vụ 2022-2023 đạt 70 tấn/hecta, sao hơn năng suất bình quân chung toàn tỉnh 6 tấn mỗi hecta. Giá thu mua của nhà máy 1,3 triệu đồng/tấn, mỗi hecta mía trừ hết chi phí cho lợi nhuận 30 triệu đồng đối với mía tơ và trên 50 triệu đồng với mía lưu gốc.  

Với việc phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền, nhà máy và nông dân, cây mía đang là giải pháp nhiều triển vọng với công tác giảm nghèo bền vững, thúc đẩy kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng miền núi ngày càng phát triển.


Tác giả: Văn Thùy
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tổ chức bộ máy
Bản đồ
Cây danh mục
Cây danh mục
Thăm dò ý kiến
Bạn đánh giá chất lượng cung cấp thông tin như thế nào?
Trang thành phần
Thống kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 2
Hôm nay : 1.607
Hôm qua : 2.128
Tháng 09 : 12.001
Năm 2024 : 161.395