• :
  • :
Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động huyện Sông Hinh "THÂN THIỆN, NGHĨA TÌNH, TẬN TỤY, TRÁCH NHIỆM, KỶ CƯƠNG, KỶ LUẬT" !
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Phát triển bền vững cây mắc ca tại vùng đất Sông Hinh 📷

Mắc ca là một trong những loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Những năm gần đây, mắc ca đã được nông dân các huyện miền núi Sông Hinh, Sơn Hòa của tỉnh Phú Yên lựa chọn thay thế các loại cây trồng khác như sắn, mía, keo và bước đầu đã có thu nhập. Tuy nhiên, để mắc ca phát huy tối đa hiệu quả kinh tế thì cần có sự quan tâm đúng mức từ nhiều phía.

Hơn 10 năm trước, ông Trần Kim Diệu, thôn Ea Mkeng, xã Ea Bar, huyện Sông Hinh trồng 200 cây mắc ca xen trong hơn 1ha rẫy cà phê. Sau 5 năm cho thu hoạch trung bình 5kg quả khô mỗi gốc, giá trị thu về từ 400 đến 500 nghìn đồng mỗi cây. Cùng thời điểm này, nhiều hộ dân khác trên địa bàn cũng đã tham gia trồng cây mắc ca, tuy nhiên không phải vườn nào cũng có năng suất như mong muốn, ngoài việc thiếu kỹ thuật chăm sóc, nguyên nhân trong đó có phần do nguồn giống chưa đạt chuẩn. Ông Trần Kim Diệu nói: Giống trôi nổi đa số vì hồi trước đây chúng tôi trồng chưa có Hiệp hội Mắc ca về, cho nên chủ yếu lấy giống trôi nổi trên thị trường cả, cho nên năng suất cũng một phần do giống nữa. Giống không đảm bảo chứ thời tiết ở đây đảm bảo cho cây mắc ca”.

Tại hội thảo đầu bờ tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mắc ca do Hiệp hội Mắc ca Việt Nam phối hợp UBND huyện Sông Hinh vừa tổ chức, giải pháp cải tạo những vườn mắc ca chưa đạt chuẩn về giống là trồng xen cây mới hoặc ghép giống đạt tiêu chuẩn trên nền thân cây cũ. Cùng với đó, bộ quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mắc ca từ khâu chọn vị trí, chọn giống đến khi thu hoạch chế biến bảo quản cũng đã được phổ biến đền tận tay người dân. Giáo sư Nguyễn Lân Hùng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Mắc ca Việt Nam cho biết thêm: “Mắc ca là một trong những cây mà chúng tôi nghĩ rằng bà con Sông Hinh có thể phát triển mạnh. Mong bà con sớm tiếp cận mắc ca, Hiệp hội chúng tôi sẵn sàng giúp đỡ bà con về kỹ thuật, về giống, về các vấn đề, ngay cả khâu tiêu thụ. Cho nên bà con yên tâm, có Hiệp hội, có Ngân hàng Bưu điện Liên Việt hỗ trợ thì việc trồng mắc ca của Sông hinh chắc chắn tốt hơn”.

Đồng hành với cây mắc ca, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt đã hỗ trợ vốn cho người trồng mắc ca trong thời gian qua, đồng thời cam kết tiếp tục có những chính sách hỗ trợ tốt hơn trong thời gian đến. Ông Lê Minh Đạt, Phó Giám đốc phụ trách Phòng giao dịch Ngân hàng Bưu điện Liên Việt chi nhánh Sông Hinh, huyện Sông Hinh, Phú Yên, cho biết: “Thông qua quy chế phối hợp giữa UBND tỉnh Phú Yên, Hiệp hội Mắc ca và Ngân hàng Bưu điện Liên Việt  thì Ngân hàng Bưu điện Liên Việt Phú Yên nói chung, Liên Việt Sông Hinh nói riêng cam kết cung ứng đầy đủ 100% nhu cầu vốn cho bà con nông dân trên địa bàn huyện Sông Hinh, Sơn Hòa phục vụ mục đích trồng, chăm sóc cây mắc ca và có chính sách ưu đãi lãi xuất, ưu đãi thời gian, ân hạn gốc, lãi, nghĩa là mình không cần trả gốc, lãi trong vòng tối đa là 72 tháng. Ngoài ra về tài sản thế chấp sổ nhà, sổ rẫy, thì một số trường hợp bà con nông dân chưa được cấp sổ nhà, sổ rẫy thì ngân hàng vẫn tạo điều kiện vay số tiền tối đa là 100 triệu mà không cần tài sản thế chấp để phục vụ việc trồng và chăm sóc cây mắc ca”.

Huyện Sông Hinh hiện có 130ha cây mắc ca, định hướng tăng lên 300ha trong 3 năm tới. Với sự quan tâm của Hiệp hội Mắc ca Việt Nam, cũng như chính quyền địa phương, sự quan tâm đúng mức của người dân cùng với sự đồng hành của Ngân hàng Liên Việt trong việc hỗ trợ vay vốn, triển vọng mắc ca sẽ trở thành một trong những cây có nguồn thu nhập khá, góp phần thúc đẩy kinh tế- xã hội  vùng miền núi ngày thêm phát triển. 

 

Văn Thùy

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tổ chức bộ máy
Bản đồ
Cây danh mục
Cây danh mục
Thăm dò ý kiến
Bạn đánh giá chất lượng cung cấp thông tin như thế nào?
Trang thành phần
Thống kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 0
Hôm nay : 382
Hôm qua : 343
Tháng 09 : 13.344
Năm 2024 : 162.738